Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/58
Nhan đề: Các biện pháp giảm thiểu nứt phản ánh của lớp móng gia cố xi măng trong kết cấu mặt đường mềm
Tác giả: Hồ, Văn Quân
Phạm, Thái Uyết
Từ khoá: Lớp móng gia cố xi măng
Nứt phản ánh
Kết cấu mặt đường mềm
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Cầu đường Việt Nam;Số 1+2 .- Tr.53-58
Tóm tắt: Việc sử dụng các lớp móng gia cố xi măng (GCXM) như cấp khối đá dăm GCXM, cát GCXM....trong kết cấu mặt đường mềm góp phần làm tăng chất lượng và tuổi thọ của kết cấu mặt đường do các đặc trưng của nó. Nứt mỏi sẽ giảm vì lớp móng GCXM có độ cứng lớn làm giảm độ võng dọc và ứng suất kéo trong lớp mặt bê tông nhựa (BTN). Tuy nhiên, các lớp móng GCXM cũng có thể là nguồn gốc của các vết nứt co ngót trong lớp móng có thể phản ánh thông qua bề mặt các lớp BTN. Nếu vết nứt này đủ rộng thì chúng có thể làm giảm độ bằng phẳng, thấm nước, truyền tải trọng qua các vết nứt kém và tăng ứng suất trong lớp BTN, cuối cùng dẫn đến hư hỏng và giảm tuổi thọ của mặt đường. Các nhân tố góp phần gây nứt trong lớp móng GCXM bao gồm các đặc tính vật liệu của lớp móng, hàm lượng xi măng, qui trình thi công, tải trọng giao thông và sự kiềm chế áp đặt trên lớp móng GCXM của lớp móng dưới. Bài báo này sẽ phân tích các cơ chế, nhân tố gây nứt và kiến nghị một số biện pháp giảm thiểu nứt phản ánh của lớp móng GCXM trong kết cấu mặt đường mềm.
Định danh: http://172.18.63.105/jspui/handle/123456789/58
ISSN: 1859-459X
Bộ sưu tập: Cầu đường Việt Nam

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
530.9 kBAdobe PDF
Your IP: 3.145.179.225


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.