Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/60977
Nhan đề: Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống Đậu bản địa phục vụ công tác chọn tạo giống trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại khu vực Tây Bắc
Tác giả: Nguyễn, Thị Thanh Nga
Phạm, Thị Thanh Tú
Từ khoá: Nông sinh học
Đậu bản địa
Chọn tạo giống
Bối cảnh biến đổi khí hậu
Khu vực Tây Bắc
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Tài nguyên & Môi trường;Số 09 .- Tr.31-33
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống cây họ Đậu bản địa, nhằm xác định mức độ đa dạng nguồn gen đồng thời tuyển chọn, đề xuất các mẫu giống có năng suất và chất lượng tốt, làm tiền đề để đưa ra biện pháp canh tác phù hợp trong điều kiện những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng rõ rệt và giúp người dân địa phương có sinh kế bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các mẫu giống Đậu xanh, Đậu đen bản địa có độ đa dạng nguồn gen khá cao, thể hiện ở hầu hết các tính trạng theo dõi. Các mẫu giống Đậu xanh có thời gian sinh trưởng giao động từ 62 - 71 ngày, chiều cao cây 63,8 - 96,86 cm, số nhánh cấp 1 từ 2,66 - 4,16 nhánh/cây, năng suất hạt khô từ 6,02 - 9,88 tạ/ha. Các giống đậu đen có thời gian sinh trưởng từ 108 - 116 ngày, chiều cao cây từ 82,94 - 96,4 cm, số nhánh cấp 1 từ 6,3 - 9,76 nhánh/cây, năng suất thực thu 7,23 - 12,89 tạ/ha. Bước đầu đã xác định mẫu giống tốt có năng suất vượt trội là ĐX6 (Đậu xanh Mường La) và ĐĐ7 (Đậu đen Hát Lót).
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/60977
ISSN: 1859-1477
Bộ sưu tập: Tài nguyên và Môi trường

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.68 MBAdobe PDF
Your IP: 3.12.147.12


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.