Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/61052
Nhan đề: Nâng cao trình độ dân trí để phát triển tài chính toàn diện trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
Tác giả: Hoàng, Trung Đức
Nguyễn, Thị Thảo
Nguyễn, Thị Diệu
Từ khoá: Tài chính toàn diện
Trình độ dân trí
Thanh toán không dùng tiền mặt
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán;Số 06 .- Tr.73-76
Tóm tắt: Với một nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp và dân số trên 90 triệu người, quá trình đổi mới sau hơn 30 năm qua đã giúp Việt Nam chuyển mình từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, sang một quốc gia có thu nhập trung bình của thế giới từ năm 2010, với quy mô kinh tế đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng (tươmg đương gần 200 tỷ USD) và thu nhập bình quân đầu người khoảng 2109 USD năm 2015 (TCTK, 2016). về mặt xã hội, Việt Nam cũng đạt thành tích xoá đói giảm nghèo đáng ghi nhận. Theo chuẩn của Ngân hàng Thế giới, tỳ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ mức 58% năm 1993, xuống 29% vào năm 2002 và 5,9% năm 2014, ước tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ nghèo cả nước còn dưới 5%, trong vòng 20 năm 30 triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, có tới 95% người nghèo sống ở nông thôn và 97% trong tổng số doanh nghiệp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp siêu nhỏ nên việc tiếp cận những dịch vụ tài chính còn hạn chế, vì vậy bài viết sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ dân trí, giúp người dân có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính dễ dàng, tứ đó để phát triển tài chính toàn diện một cách bền vững.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/61052
ISSN: 1859-4093
Bộ sưu tập: Nghiên cứu Tài chính Kế toán

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.21 MBAdobe PDF
Your IP: 3.15.34.39


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.