Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6140
Nhan đề: Khảo sát hiện trạng phân bố và sản lượng Mật ong ở rừng Tràm tại huyện U Minh - Cà Mau
Tác giả: Lê, Văn Dũ
Phạm, Phương Uyên
Đặng, Thị Thùy Trang
Từ khoá: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài “Khảo sát hiện trạng phân bố và sản lượng mật ong ở rừng Tràm tại huyện U Minh – Cà Mau” được thực hiện từ tháng 08 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018 nhằm cung cấp thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu, đánh giá hiện trạng phân bố và ước tính sản lượng mật ong ở rừng Tràm tại khu vực huyện U Minh – Cà Mau. Qua đó, giúp cho việc quản lý rừng, tăng cường các giá trị cung ứng của rừng Tràm theo hướng khai thác hợp lý mật ong. Phương pháp điều tra thực tế được sử dụng để thực hiện đề tài này. Thông tin điều tra được thu thập theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với cỡ mẫu là 30 hộ gác kèo ong trên khu vực huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Kết quả cho thấy thực trạng sản xuất mật ong ở khu vực rừng Tràm thuộc xã Khánh Thuận, huyện U Minh khá ổn định năng suất mật trung bình một năm của từng hộ dân khoảng 126,2 lít/năm. Sản lượng mật ong rừng Tràm có sự chênh lệch giữa 2 mùa là: mùa nắng và mùa mưa. Sản lượng mật ong mùa nắng luôn cao hơn so với mùa mưa. Bên cạnh đó, kỹ thuật gác kèo cũng ảnh hưởng lớn đến sản lượng mật. Theo kết quả điều tra ta có 30/30 số hộ dân có kỹ thuật gác kèo từ kinh nghiệm truyền lại hoặc do tự học. Do kinh nghiệm về kỹ thuật gác kèo là khác nhau nên tỷ lệ ong đến làm tổ sẽ khác nhau dẫn đến sản lượng mật thu được giữa các hộ dân gác kèo ong cũng khác nhau. Hơn thế nữa, sản lượng mật thu được trong năm sẽ phụ thuộc vào diện tích đất rừng, số lượng kèo gác nhiều hay ít. Năng suất mật thu được trên năm và tổng diện tích đất, tổng kèo có mối tương quan với nhau. Diện tích đất rừng càng lớn thì số lượng kèo gác sẽ được nhiều do đó tổng năng suất mật thu được cũng sẽ cao (năng suất mật thu được và tổng diện tích đất có mối tương quan thuận với nhau ở mức tương quan cao (r = 0,89); năng suất mật thu được cũng có mối tương quan thuận với tổng kèo ở mức tương quan r = 0,8).
Mô tả: 78 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6140
Bộ sưu tập: Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.53 MBAdobe PDF
Your IP: 18.117.93.183


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.