Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/61417
Nhan đề: Sử dụng sinh khối Schizochytrium mangrovei PQ6 làm thức ăn cho luân trùng trong ương nuôi ấu trùng cá bống bớp (Bostrichthys sinensis, Lacepede, 1881)
Tác giả: Phạm, Thành Công
Hoàng, Thị Lan Anh
Đặng, Diễm Hồng
Từ khoá: Bostrichthys sinensis
Schizochytrium mangrovei PQ6
Ấu trùng cá bống bớp
Luân trùng
Thức ăn
Tỷ lệ sống
Vi tảo biển dị dưỡng
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Sinh học;Tập 41, Số 02 .- Tr.79-88
Tóm tắt: Sinh khối Schizochytrium mangrovei PQ6 có chứa nhiều loại axit béo không bão hòa đa nối đôi quan trọng như axit docosahcxaenoic (DHA, C22; 6ω-3), eicosalexaenoic (EPA, C20: 5ω-3) và docosapentaenoic (DPA, C22: 5ω-6). Đây là các axit béo cần thiết cho sự sống sót và sinh trưởng của nhiều loại ấu trùng cá biển. Trong bài báo này, sinh khối tươi S.mangrovei PQR đã được thử nghiệm sử dụng với các công thức khác nhau để nuôi luân trùng Brachionus plicatilis. Trong công thức 1, luân trùng được cho ăn men bánh mì (L1); công thức 2, luân trùng được cho ăn hỗn hợp hai loài Nannochloropsis oculata. Chaetoceros gracilis (L2); công thức 3, luân trùng được cho ăn sinh khối tươi S.mangrovei PQ6 (L3). Kết quả thu được cho thấy sinh khối S.mảngovei PQ6 có thể thay thế men bánh mì và vỉ tảo quang tự dưỡng để nuôi luân trùng. Hàm lượng lipit, axit béo tổng số và các axit béo không bão hòa đa nối đôi trong lô luân trùng được ăn S.mangrovei PQ6 cao hơn so với các công thức còn lại. Hàm lượng các axit béo không bão hòa đa nối đôi mạch dài, nhóm omega-3 và 6 (C  20); DHA và DPA trong lô luân trùng ăn S.mangrovei PQ6 đạt cao nhất chiếm tới 39,81% so với axit béo tổng số; 41,95% và 8,24% so với tổng các axit béo không bão hòa đa nối đôi, tương đương 20,52; 12,15 và 2,34 mg/g khối lượng khô, tương ứng. Tỷ lệ sống sót của ấu trùnh cá bống bớp đạt cao nhất khi ấu trùng cá được ăn thức ăn là luân trùng ở L3 (51,20 ± 0,89%), sau đó đến L2 (48,70 ± 2,67%); thấp nhất ở L1 (43,44 ± 1,54%) (P < 0,05). Tuy nhiên, sinh trưởng của ấu trùng cá bống bớp không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các công thức (P > 0,05). Kết quả thu được đã cho thấy sinh khối từ S.mangrovei PQ6 có thể thay thế các thức ăn truyền thống như vi tảo quang tự dưỡng, nấm men bánh mè trong nuôi luân trùng B.plicatilis sử dụng trong ương nuôi ấu trùng cá bống bớp để nâng cao chất lượng con giống đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/61417
ISSN: 0866-7160
Bộ sưu tập: Sinh học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
4.25 MBAdobe PDF
Your IP: 18.188.233.69


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.