Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6144
Nhan đề: Khảo sát các sáng kiến bản địa trong mô hình trồng sen ở tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp
Tác giả: Trương, Hoàng Đan
Lương, Thị Hồng Nhi
Phạm, Thị Kim Phượng
Từ khoá: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Năm xuất bản: thá-2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài “Khảo sát các sáng kiến bản địa trong mô hình trồng sen ở tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp” nghiên cứu từ tháng 7/2018 đến tháng 12/2018. Nhằm đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường của mô hình trồng sen đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ổn định cây sen và nâng cao sinh kế cho người dân tại hai tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp. Đề tài sử dụng các phương pháp phỏng vấn sâu và phân tích lợi ích chi phí để đánh giá tình hình canh tác sen và định lượng các dữ liệu về chi phí và lợi ích của mô hình canh tác sen tại các khu vực khảo sát.Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình trồng sen ở 2 khu vực khảo sát có trình độ học vấn đa số ở bậc trung học, thu nhập chính dựa vào trồng sen và canh tác lúa. Giống sen được sử dụng nhiều nhất là giống Đài Loan. Mật độ cấy sen trung bình là 197 cây/1000 m2. Chi phí đầu tư trung bình của tỉnh An Giang là 2.860.000 đồng/1000 m2 thấp hơn so với tỉnh Đồng Tháp là 3.208.000 đồng/1000 m2. Năng suất trung bình của tỉnh An Giang là 497 kg/1000 m2 cao hơn tỉnh Đồng Tháp là 390 kg/1000 m2. Lợi nhuận trung bình của tỉnh An Giang là 4.892.000 đồng/1000 m2 thấp hơn tỉnh Đồng Tháp là 5.317.000 đồng/1000 m2. Thu nhập trung bình của tỉnh An Giang là 5.142.181 đồng/1000 m2 thấp hơn tỉnh Đồng Tháp là 5.455.008 đồng/1000 m2.Nhìn chung, hiện nay người dân cũng quan tâm nhiều hơn đến yếu tố môi trường và đã bắt đầu lồng ghép mục tiêu môi trường vào trong các mục tiêu canh tác, canh tác sen không có ảnh hưởng gì đến môi trường, ngược lại, môi trường luôn có những chuyển biến tốt kể từ khi thực hiện mô hình canh tác sen. Tuy nhiên, tại Đồng Tháp nông dân có xu hướng thu hẹp diện tích, chuyển đổi qua mô hình khác do gặp các vấn đề về bệnh thối ngó chưa có thuốc đặc trị và giá cả thị trường bấp bênh, đây là vấn đề đang được cơ quan địa phương đặc biệt quan tâm đến. Riêng ở An Giang mô hình trồng sen lấy ngó tại xã Thạnh Mỹ Tây huyện Châu Phú đang được người dân quan tâm vì cho thu nhập khá cao.
Mô tả: 81 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6144
Bộ sưu tập: Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.2 MBAdobe PDF
Your IP: 3.138.102.163


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.