Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6152
Title: | Ứng dụng phân tích đa biến cho đánh giá hiện trạng chất lượng nước theo mùa - Trường hợp nghiên cứu tại Mỹ Phước, Sóc trăng |
Authors: | Huỳnh, Vương Thu Minh Phùng, Thanh Hưởng |
Keywords: | Quản lý Tài nguyên và Môi trường |
Issue Date: | Dec-2018 |
Publisher: | Trường Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Rừng tràm Mỹ Phước, Sóc Trăng là nơi có tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) cao – một trong những khu vực được ưu tiên cho quy hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh. Trong những năm gần đây, vùng nghiên cứu xây dựng hệ thống đê bao khép kín nhằm trữ nước phòng chống cháy rừng. Song đê bao đã làm thay đổi chế độ thủy văn, hạn chế khả năng trao đổi nước bên trong và bên ngoài đê. Dẫn đến nước bị tù đọng, khó lưu thông, ảnh hưởng đến chất lượng nước và hệ sinh thái tự nhiên (Phạm Lê Mỹ Duyên và ctv, 2015). Do đó cần khảo sát nhằm (i) phân tích và đánh giá sự thay đổi chất lượng nước mặt vào mùa khô và mùa mưa; (ii) xác định các chỉ tiêu chất lượng nước quan trọng vào mùa khô và mùa mưa (iii) xây dựng bản đồ đường đẳng trị chất lượng nước. Để đạt được mục tiêu trên nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp phân tích đa biến gồm phân cụm tích tụ theo thứ bậc (AHC), phân tích thành phần chính (PCA) và phân tích sự khác biệt (DA) bằng phần mềm XLSTAT 2018.1. Kết quả cho thấy chất lượng nước khu vực nghiên cứu cả hai mùa đều không đạt quy chuẩn (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) cột A1. Cụ thể phân tích cụm (AHC) đã nhóm 23 vị trí thành 5 cụm có chất lượng nước tương đồng nhau với sự khác biệt 70%. Trong đó, cả 5 cụm vào hai mùa đều có hàm lượng DO, COD và Cl- không phù hợp quy chuẩn, cho thấy chất lượng nước trong vùng nghiên cứu ô nhiễm hữu cơ và nhiễm mặn. Hơn nữa chất lượng nước mùa khô tốt hơn mùa mưa, và mùa khô các giá trị biến động nhiều hơn. Bên cạnh đó kết quả phân tích thành phần chính PCA với sự khác biệt trên 80% cho thấy, chỉ tiêu pH, DO, BOD5 ảnh hưởng quan trọng trong mùa khô và chỉ tiêu pH, TSS, Cl- ảnh hưởng quan trọng trong mùa mưa. Ngoài ra phân tích sự khác biệt DA cho thấy BOD5 và TSS là thông số có sự khác biệt nhất giữa hai mùa, với sự khác biệt trên 80% và có ý nghĩa thống kê ở 5%. Mặt khác bản đồ đường đẳng trị chất lượng nước cho thấy sự khác biệt của chỉ tiêu BOD5 và TSS vào mùa khô và mùa mưa. |
Description: | 65 tr. |
URI: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6152 |
Appears in Collections: | Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 2.68 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.225.54.147 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.