Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6153
Nhan đề: Khảo sát hiện trạng và hiệu quả kinh tế của mô hình lúa – tôm càng xanh tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu
Tác giả: Trương, Hoàng Đan
Huỳnh, Thị Diễm My
Lý, Ngọc Trân
Từ khoá: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu “Khảo sát hiện trạng và hiệu quả kinh tế của mô hình lúa – tôm càng xanh tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2018 thông qua việc phỏng vấn 50 nông hộ canh tác lúa – tôm và 5 cán bộ ở huyện, nhằm đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường của mô hình lúa – tôm càng xanh, qua đó nhận thấy được lợi ích của việc chuyển đổi phương thức canh tác trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, huyện Hồng Dân các nông hộ có trình độ học vấn đa số là cấp 1 và cấp 2. Thu nhập chính là từ mô hình lúa – tôm càng xanh và các nguồn thu nhập phụ cũng đem lại kinh tế ổn định cho gia đình. Giống lúa được các nông hộ lựa chọn là Một bụi đỏ, OM5451, F lai và giống tôm càng xanh được nông hộ lựa chọn là giống tôm càng ngang và giống tôm càng đực. Với mật độ gieo xạ 3 – 7 kg/công, thời gian gieo trồng là từ 4 – 5 tháng và năng suất trung bình 587,30±13,576 kg/công. Với vốn đầu tư trung bình 1.065.813,38±14.632,607 đồng/công, tổng thu nhập bình quân của việc trồng lúa là 2.863.892,40±69.522,388 đồng/công và tỷ suất lợi nhuận trung bình là 1.905.007±71.631,377 đồng/công. Đối với tôm càng xanh thời gian nuôi trung bình là 6 tháng với năng xuất bình quân là 35,8±3,319 kg/công/vụ. Vốn đầu tư trung bình 1.639.819,76±57.033,71 đồng/công, tổng thu nhập trung bình quân 5.119.606±198.533,617 đồng/vụ, tỷ suất lợi nhuận đạt trung bình cho việc nuôi tôm càng xanh là 3.479.786,24±183.767,384 đồng/công. Mô hình lúa – tôm càng xanh dù mới phát triển gần đây những không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường đất, nước, các loài sinh vật và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nhờ vào việc sử dụng các loại phân bón được phép sử dụng và áp dụng một loạt các biện pháp tự nhiên và sinh học giảm thiểu tác động đến môi trường trong canh tác. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về những khó khăn và thuận lợi của người dân hiện tại, những cơ hội và nguy cơ trong tương lai cho canh tác mô hình lúa – tôm càng xanh nhằm phát triển nông nghiệp bền vững. Ngoài ra, những kiến nghị nhằm giúp nâng cao nhận thức của người dân trong quá trình canh tác, mở rộng diện tích cho mô hình lúa tôm – càng xanh trong tương lai và hạn chế người dân lạm dụng các loại phân bón và thuốc BVTV.
Mô tả: 67 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6153
Bộ sưu tập: Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.19 MBAdobe PDF
Your IP: 3.144.40.238


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.