Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6166
Nhan đề: | Khảo sát thành phần loài động vật đáy tại các mô hình trồng Keo lai, trồng Tràm và hệ sinh thái rừng Tràm tự nhiên tại VQG U Minh Hạ - Cà Mau |
Tác giả: | Trương, Hoàng Đan Nguyễn, Quốc Việt Phan, Thị Cẩm Linh |
Từ khoá: | Quản lý Tài nguyên và Môi trường |
Năm xuất bản: | thá-2018 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Mục tiêu của đề tài là khảo sát thành phần loài và số lượng động vật đáy (ĐVĐ) trên các biểu loại đất (BLĐ) ở mô hình Tràm trồng, Keo lai và hệ sinh thái rừng Tràm tự nhiên tại VQG U Minh Hạ, Cà Mau. Trên mỗi BLĐ thu mẫu 2 cấp tuổi (CT) khác nhau, riêng khu vực Tràm tự nhiên thu mẫu ở CT > 10 tuổi và được lặp lại 3 lần. Các số liệu được phân tích trong phòng thí nghiệm, phần mềm EXCEL và SPSS được dùng để tính toán và thống kê số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Arthropoda là nhóm có số loài xuất hiện chiếm đa số trong các mô hình. Tràm tự nhiên có trung bình tổng thành phần loài cao nhất (1,33 loài) và thấp nhất là Tràm trồng (0,17 loài). Tổng thành phần loài trung bình không có khác biệt giữa các BLĐ trong cùng khu vực. Mật độ ĐVĐ ở mô hình tràm tự nhiên chiếm ưu thế nhất với 59,26 cá thể/m2, tiếp theo là keo lai với 29,63 cá thể/m2 và thấp nhất ở mô hình Tràm trồng 14.81 cá thể /m2. Nhìn chung, BLĐ tầng phèn sâu có số loài đa dạng hơn nên mật độ cũng cao hơn BLĐ tầng phèn nông. Arthropoda vẫn là nhóm chiếm ưu thế nhất trong tổng khối lượng ĐVĐ ở các mô hình. Tổng khối lượng ĐVĐ mô hình tràm tự nhiên chiếm ưu thế nhất với 0.0489 g/m2, tiếp theo là keo lai 0.0192g/m2 và thấp nhất ở mô hình Tràm trồng 0.0089 g/m2. Trong cả 3 khu vực trồng Keo lai, Tràm trồng và hệ sinh thái rừng Tràm tự nhiên đều có giá trị H’= 0 (vì trong mỗi mô hình chỉ có 1 loài xuất hiện với số lượng rất thấp), chứng tỏ môi trường tại các mô hình đã bị ô nhiễm ở mức rất ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm về kim loại nặng, nước bị nhiễm phèn sắt phèn nhôm. Nhìn chung, mức độ ô nhiễm chất lượng nước mặt ở BLĐ tầng phèn sâu tương đối thấp hơn so với tầng phèn nông. Do tính chất nền đáy cứng nên thành phần ĐVĐ nơi đây kém đa dạng. Từ khóa: Động vật đáy, Keo lai, Tràm, Tràm tự nhiên, Biểu loại đất, cấp tuổi, chỉ số đa dạng H’, SPSS. |
Mô tả: | 65 tr. |
Định danh: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6166 |
Bộ sưu tập: | Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 2.23 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 18.220.13.15 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.