Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/61975
Nhan đề: Trần nợ công và các phương pháp tiếp cận xây dựng trần nợ công
Tác giả: Nguyễn, Thị Lan
Từ khoá: Nợ công
Trần nợ công
Phương pháp xây dựng trần nợ công
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Kinh tế Đối ngoại;Số 119 .- Tr.118-140
Tóm tắt: Mục tiêu nghiên cứu của bài này là tổng hợp các phương pháp tiếp cận xây dựng trần nợ công, đánh giá phương pháp xây dựng trần nợ công của Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số gợi ý chính sách cho Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: việc xây dựng trần nợ công về cơ bản dựa trên bốn phương pháp tiếp cận đó là: (1) Phương pháp dựa trên khung nợ bền vững DSF của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB); (2) Phương pháp dựa trên lý thuyết ràng buộc ngân sách chính phủ; (3) Phương pháp dựa trên lý thuyết về ngưỡng nợ công (hay mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế theo đường cong Laffer); và (4) Phương pháp dựa trên lý thuyết “khả năng chịu đựng nợ của quốc gia”. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào quan điểm của các nhà làm chính sách của mỗi quốc gia. Hiện nay, phương pháp xây dựng trần nợ công hiện nay của Việt Nam là khá đơn giản và lạc hậu. Do vậy, mức trần nợ công GDP (65%) mà Quốc hội đưa ra chưa thực sự đáng tin cậy. Việt Nam cần áp dụng kết hợp các phương pháp hiện đại và có độ tin cậy cao để xác định trần nợ công.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/61975
ISSN: 1859-4050
Bộ sưu tập: Kinh tế Đối ngoại

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.77 MBAdobe PDF
Your IP: 3.145.94.43


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.