Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6220
Nhan đề: Đánh giá tính đa dạng thực vật bậc cao của mô hình Sen – Lúa, Sen – Cá và trồng sen kết hợp du lịch tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Tác giả: Trương, Hoàng Đan
Trần, Thị Như Ý
Từ khoá: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Khảo sát sự đa dạng thực vật trong ba mô hình Sen – Cá, Sen – Lúa và trồng sen kết hợp du lịch nhằm làm cơ sở khoa học cho việc phát triển nông nghiệp và sử dụng đất hợp lý, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển bền vững các hệ thực vật tự nhiên. Đề tài “Đánh giá tính đa dạng thực vật bậc cao của mô hình Sen – Lúa, Sen – Cá, trồng sen kết hợp du lịch tại huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện từ tháng 6/2018 đến 12/2018. Đề tài được thực hiện bằng phương pháp điều tra ngoài đồng để lập danh lục các loài thực vật bậc cao có mặt trong các mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 112 loài, 99 chi, 56 họ thuộc 2 ngành thực vật. Trong đó, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 108 loài chiếm 96,42% tổng số loài. Trong các loài thực vật thu được thì dạng sống thân cỏ chiếm tỷ lệ cao nhất với 46,43% số loài và cây có công dụng làm thuốc chiếm 66,07% số loài có tỷ lệ cao nhất. Qua đó thấy được sự phong phú và đa dạng về mặt phân loại thực vật trong mô hình nghiên cứu. Ở mô hình Sen – Cá có 84 loài, 76 chi, 46 họ thuộc 2 ngành. Ở mô hình trồng sen kết hợp du lịch có 45 loài, 41 chi, 29 họ thuộc 2 ngành. Còn ở mô hình Sen – Lúa có 29 loài, 27 chi, 18 họ thuộc 2 ngành.
Mô tả: 78 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6220
Bộ sưu tập: Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
5.42 MBAdobe PDF
Your IP: 3.145.110.145


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.