Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6230
Nhan đề: | Phân tích chi phí và lợi nhuận trong việc trồng cây Keo lai và cây Tràm ở Vườn quốc gia U Minh Hạ |
Tác giả: | Lê, Văn Dũ Nguyễn, Nhựt Tâm Đoàn, Quốc Thịnh |
Từ khoá: | Quản lý Tài nguyên và Môi trường |
Năm xuất bản: | thá-2018 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Đề tài “Phân tích chi phí và lợi nhuận trong việc trồng cây Keo lai và cây Tràm ở Vườn quốc gia U Minh Hạ” được nghiên cứu từ tháng 8/2018 đến tháng 11/2018. Mục tiêu của đề tài là phân tích chi phí và lợi nhuận đối với cây Keo lai và cây Tràm ở VQG U Minh Hạ và đưa ra các giải pháp sản xuất để ổn định kinh tế nghề rừng cho người dân địa phương. Đề tài được nghiên cứu dựa trên phiếu ghi nhật ký canh tác Keo lai và Tràm của 18 hộ dân ngẫu nhiên trong khu vực nghiên cứu, đồng thời kết hợp khảo sát thực địa trên 18 ô tiêu chuẩn ở ba cấp tuổi Tràm (nhỏ hơn 5 tuổi, lớn hơn 5 tuổi và lớn hơn 10 tuổi) và 12 ô tiêu chuẩn ở bốn cấp tuổi Keo lai ( 1 tuổi, lớn hơn 3 tuổi nhỏ hơn 4 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi). Đề tài được thực hiện theo các phương pháp cơ bản như phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ dân, khảo sát thực địa, đo đạt các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Keo lai và cây Tràm trong mỗi ô tiêu chuẩn và tính toán số liệu bằng phần mềm Excel, chạy chương trình thống kê SPSS. Qua kết quả tính toán cho thấy, tổng chi phí đầu tư trung bình của các hộ dân trồng Tràm (26.819.440 ± 3.843.631 đồng/ha) thấp hơn so với các hộ trồng Keo Lai (49.783.670 ± 24.024.893 đồng/ha). Lợi nhuận thu về của các hộ trồng Tràm là 148.458.451 đồng/ha cao hơn so với các hộ trồng Keo lai là 111.985.778 đồng/ha. Tổng giá trị kinh tế của mô hình canh tác Tràm cao hơn mô hình canh tác Keo lai. Cụ thể, giá trị kinh tế mà mô hình Tràm có thể đem lại là 72.512.505 đồng/năm/hộ cao hơn so với mô hình trồng Keo Lai là 49.809.646 đồng/năm/hộ. Tóm lại, mô hình canh tác Tràm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình trồng Keo lai, đồng thời việc canh tác Tràm cũng ít tác động đến môi trường hơn so với mô hình trồng Keo lai. Xét về giá trị lưu trữ và hấp thụ CO2 thì mô hình canh tác Tràm đem lại giá trị kinh tế cao hơn so với mô hình canh tác Keo lai. |
Mô tả: | 80 tr. |
Định danh: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6230 |
Bộ sưu tập: | Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 1.53 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 52.14.26.141 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.