Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6425
Title: Phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất dừa ( Cocos nucifera L.) của nông hộ tại huyện Cầu kè tỉnh Trà Vinh
Authors: Trần, Thanh Dũng
Huỳnh, Thanh Trúc
Keywords: Phát triển Nông thôn
Issue Date: 2018
Publisher: Trường ĐHCT
Abstract: Đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất dừa (Cocosnucifera L.) của nông hộ tại huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh” được thực hiện nhằm: (1) Đánh giá thực trạng sản xuất dừa trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. (2) Phân tích hiệu quả tài chính và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất dừa của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong hoạt động sản xuất dừa của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Đề tài thực hiện 6 tháng, sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với 45 hộ có sản xuất dừa tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Sử dụng các phương pháp thông kê mô tả, phân tích các tỷ số tài chính, phân tích chi phí - lợi ích, phương pháp SWOT và phân tích hồi quy tuyến tính để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình. Từ đó dựa vào những thông tin đã phân tích đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính, cải thiện thu nhập cho nông hộ. Kết quả phân tích 45 hộ tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, năng suất trung bình của nông hộ sản xuất với mục đích bán dừa khô là 13.293,31 trái/ha/năm còn nông hộ sản xuất với mục đích bán dừa khô và dừa tươi là 378,00 trái/ha/năm, lợi nhuận trung bình của việc sản xuất dừa là 63,38 triệu đồng/ha/năm, qua kết quả cho thấy sản xuất dừa mang lại hiệu quả cao cho nông hộ. Sau khi phân tích hồi quy cho thấy số năm kinh nghiệm, mật độ trồng (cây/ha) và mục tiêu trồng ảnh hưởng đến lợi nhuận (triệu đồng/ha/năm) của nông hộ sản xuất dừa. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp để nâng cao lợi nhuận của nông hộ như: nông hộ nên giảm mật đồ trồng theo khuyến cáo của cán bộ địa phương, nông hộ nên sản xuất dừa tươi và dừa khô song song sẽ cho lợi nhuận cao hơn, đưa cơ giới hoá vào quá trình sản xuất dừa để giảm phụ thuộc vào sức lao động và giúp giảm chi phí sản xuất. Chính quyền địa phương cần hình thành các vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn, vận động nông hộ tham gia vào hợp tác xã, đẩy mạnh công tác khuyến nông mở rộng và đa dạng hoá hình thức tập huấn phổ biến các mô hình sản xuất có hiệu quả.
Description: 52tr
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6425
ISSN: B1510593
Appears in Collections:Khoa Phát triển Nông thôn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.41 MBAdobe PDF
Your IP: 3.15.237.229


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.