Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6430
Title: | Phân tích hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả tài chính mô hình sản xuất lúa vụ thu đông tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang |
Authors: | Cao, Quốc Nam Nguyễn, Ý Nhi |
Keywords: | Phát triển Nông thôn |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường ĐHCT |
Abstract: | Đề tài “Phân tích hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả tài chính mô hình sản xuất lúa vụ Thu Đông tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện từ tháng 08 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa vụ Thu Đông từ đó đề xuất được một số giải pháp cải tiến để góp phần tăng năng suất và hiệu quả tài chính cho nông hộ trồng lúa vụ Thu Đông tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Số liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên 70 nông hộ áp dụng mô hình sản xuất lúa Thu Đông ở xã Vị Đông và Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Một số phương pháp thống kê số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là thống kê mô tả (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình và độ lệch chuẩn), so sánh trung bình hai tổng thể (T-test) và phân tích hồi qui tuyến tính bội. Kết quả phân tích cho thấy, diện tích canh tác trung bình của mỗi hộ là 1,8 ha, thời gian sạ là đầu tháng 05 al và thu hoạch lúa vào đầu và giữa tháng 08 al. Giống lúa OM5451 được đa số nông dân chọn canh tác. Lượng phân đạm (N), lân (P) và kali (K) nguyên chất được sử dụng lần lượt là 78,2, 60,6 và 45,8 kg/ha/vụ. Thuốc sâu và thuốc bệnh được nông dân sử dụng cho lúa từ 02 - 04 lần/vụ. Năng suất lúa vụ Thu Đông 2018 tại 02 xã không khác biệt có ý nghĩa, trung bình đạt 5.297,7 kg/ha/vụ. Năng suất lúa vụ Thu Đông tương quan tuyến tính nghịch với phương pháp sạ lan, tương quan thuận với phương pháp sạ hàng. Khi chi phí thuốc trừ sâu tăng lên thì năng suất lúa giảm xuống. Tổng chi phí sản xuất lúa vụ Thu Đông trung bình ở 02 xã là 14,112 triệu đồng/ha/vụ. Trong các khoảng chi phí biến đổi, chi phí phân bón là nhiều nhất (3,528 triệu đồng/ha/vụ), kế đến là chi phí thuê máy thu hoạch lúa, chi phí giống lúa, chi phí thuê lao động, chi phí nông dược,… Lợi nhuận ròng sản xuất lúa vụ Thu Đông ở xã Vị Động là 12,139 triệu đồng/ha/vụ thấp hơn có ý nghĩa so với ở xã Vị Thanh là 14,095 triệu đồng/ha/vụ, nguyên nhân chính là do chi phí nông dược và lúa giống ở xã Vị Đông cao hơn so với ở xã Vị Thanh. Lợi nhuận ròng thu được từ vụ lúa Thu Đông tương quan tuyến tính thuận với biến tăng năng suất, tương quan tuyến tính nghịch với biến lượng phân N, phân P và lượng lúa giống. Nông dân ở xã Vị Đông và Vị Thanh nói riêng và các xã lân cận có điều kiện tương tự trong huyện Vị Thủy nói chung nên tiếp tục sản xuất lúa Thu Đông do sản xuất vẫn có lời. Các trở ngại khó khăn mà nông hộ sản xuất lúa vụ Thu Đông ở 02 xã thường gặp là (1) về khâu kỹ thuật sản xuất lúa: giống kém chất lượng, dịch bệnh khó kiểm soát; (2) về điều kiện tự nhiên: thời tiết diễn biến thất thường (mưa, bão, lũ lụt); (3) về hạ tầng kỹ thuật – chính sách: thủy lợi nội đồng chưa hoàn chỉnh; (4) về con người – xã hội: thiếu lao động, tổ chức sản xuất chưa chặt chẽ và phân bón, thuốc BVTV giả; và (5) về kinh tế - thị trường: bị thương lái ép giá, hợp đồng thu mua lúa chưa hiệu lực. Tuy còn gặp nhiều trở ngại khó khăn nêu trên nhưng sản xuất lúa vụ Thu Đông vẫn có lời, hơn 10 triệu đồng/ha/vụ. Để nâng cao hơn nữa năng suất và lợi nhuận lúa vụ Thu Đông, một số giải pháp sau được đề xuất: (1) Về kỹ thuật sản xuất lúa: nên áp dụng phương pháp sạ hàng hay giảm lượng giống nếu áp dụng phương pháp sạ lan; nên mua giống tại trung tâm, cơ sở có uy tín; nên chọn giống lúa kháng sâu rầy, bón phân cân đối, giảm phân đạm và lân và canh tác theo hướng phương pháp IPM; theo dõi khuyến cáo của trạm BVTV; (2) về điều kiện tự nhiên: xem dự báo thời tiết thường xuyên và gia cố lại đê bao cống bọng để ứng phó kịp thời khi có lũ lụt xảy ra; (3) về hạ tầng kỹ thuật - chính sách: cần thực hiện nạo vét kênh, mương thường xuyên; tăng cường công tác Khuyến nông kỹ thuật sử dụng phân bón và nông dược hợp lý; (4) về con người – xã hội: cần cải tiến các hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong việc liên kết sản xuất, sản xuất và tiêu thụ tập trung nhằm hạn chế phân bón và nông dược giả cũng như có tư cách pháp nhân trong việc ký hợp đồng bán lúa; và (5) về kinh tế - thị trường: ký hợp đồng thu mua, chặt chẽ, phối hợp với chính quyền. |
Description: | 60tr |
URI: | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6430 |
ISSN: | B1510579 |
Appears in Collections: | Khoa Phát triển Nông thôn |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 1.96 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.147.86.104 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.