Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6432
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Cao, Quốc Nam | - |
dc.contributor.author | Trần, Thị Thúy Đào | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-11T02:20:05Z | - |
dc.date.available | 2019-02-11T02:20:05Z | - |
dc.date.issued | 2018 | - |
dc.identifier.issn | B1510601 | - |
dc.identifier.uri | http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6432 | - |
dc.description | 85tr | vi_VN |
dc.description.abstract | Đề tài “ Xây dựng mô hình lúa - cá - cây ăn trái ở xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang” được thực hiện trong điều kiện ruộng nông dân ở hai vụ lúa Thu Đông 2017 và Đông Xuân 2017 - 2018 nhằm để xây dựng mô hình sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng thu nhập cho nông dân sản xuất lúa. Đề tài xây dựng một mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá - cây ăn trái trên 03 hộ nông dân với quy mô trung bình 1,0 ha/hộ. Để so sánh các chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả tài chính, 06 nông dân sản xuất lúa phổ biết trong vùng được lựa chọn thêm và phân thành 02 nhóm: độc canh lúa với nhóm nông dân sản xuất giỏi (03 hộ) và độc canh lúa với nhóm nông dân sản xuất trung bình (03 hộ). Phương pháp so sánh trung bình nhiều nhóm, phân tích phương sai (ANOVA) theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên được sử dụng để xác định có hay không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các chỉ số năng suất và hiệu quả tài chính giữa các mô hình lúa - cá - cây ăn trái và độc canh lúa. Mặc dù có mất đất để đào mương nuôi cá, đắp bờ trồng cây ăn trái, nhưng năng suất lúa tính trên diện tích mương và ruộng ở mô hình lúa - cá vẫn không có sự khác biệt có ý nghĩa (p>0,05) so với các mô hình còn lại. Tuy nhiên nếu xét ở mức ý nghĩa α = 10% thì năng suất lúa ở mô hình lúa – cá thấp hơn so với mô hình lúa độc canh. Năng suất lúa của mô hình lúa – cá là 11.613 (kg/ha/2 vụ), mô hình lúa độc canh nhóm nông dân giỏi là 14.874 (kg/ha/2 vụ) và nhóm nông dân trung bình là 11.077 (kg/ha/2 vụ). Năng suất thuần của cá nuôi biến động giữa 03 hộ, thấp nhất là 61 kg/ha, cao nhất 2.541 kg/ha và trung bình là 1.415 kg/ha. Năng suất thuần của các loài cá mè vinh, chép, rô đồng và sặc rằn rất thấp do hao hụt nhiều và thiếu thức ăn tự nhiên. Mực nước rất thấp trên ruộng cộng với lịch bơm xã nước tập thể 10 ngày/lần (5 ngày có nước trên ruộng, 5 ngày tháo cạn ruộng) nên hạn chế cá lên ruộng khai thác thức ăn tự nhiên. Lượng chim cò tự nhiên hiện diện trên ruộng nhiều đã góp phần làm cá hao hụt cao. Tổng chi phí sản xuất của các mô hình dao động từ 24,848 – 55,776 (triệu đồng/ha mương ruộng), cao nhất ở mô hình lúa - cá. Ở mô hình lúa - cá, tổng chi phí nuôi cá là 34,218 (triệu đồng/ha mương ruộng) (55,776-21,558). Trong đó chi phí thức ăn và con giống chiếm tỷ trọng lớn nhất. Lợi nhuận ròng giữa các mô hình có sự khác biệt, ở mô hình lúa – cá lợi nhuận ròng là 34,758 (triệu đồng/ha mương ruộng) tương đương lợi nhuận ròng ở mô hình lúa độc canh, nông dân sản xuất trung bình (36,573 tr đồng/ha) nhưng thấp hơn có ý nghĩa so với mô hình độc canh lúa, nhóm nông dân giỏi (64,939 tr đồng/ha). Lợi nhuận từ cá trong mô hình lúa – cá là gần 4 triệu đồng/ha/mương ruộng. Tuy nhiên tiền lời này quá ít, không đủ bù lại tiền lời từ lúa ở mô hình lúa – cá do mất khoảng 20% đất để đào mương. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí hay doanh thu giữa các mô hình có sự khác biệt. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí hay doanh thu ở mô hình lúa – cá tương đương so với mô hình lúa độc canh, nhóm nông dân trung bình nhưng thấp hơn so với mô hình lúa độc canh, nhóm nông dân giỏi. Từ các kết quả trên cho thấy, nếu không kể hợp phần cây ăn trái vào, mô hình trình diễn lúa - cá - cây ăn trái ở xã Ô Long Vĩ với chi phí sản xuất cao nhưng hiệu quả tài chính lại thấp hơn so với mô hình sản xuất lúa độc canh nhóm nông dân giỏi. Tương đương so với mô hình lúa độc canh nhóm ông dân trung bình . Để áp dụng hiệu quả mô hình lúa – cá người dân cần cải thiện năng suất cá bằng cách chọn loại cá nuôi phù hợp, hạn chế thất thoát cá, cải tạo hệ thống nuôi và quản lý nước tốt trên ruộng. Đối với lúa cần giảm lượng phân đạm và lân. Sản phẩm lúa trong mô hình lúa cá cần phải được nghiên cứu bán giá cao hơn lúa sản xuất thông thường do ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Trường ĐHCT | vi_VN |
dc.subject | Phát triển Nông thôn | vi_VN |
dc.title | Xây dựng mô hình lúa- cá - cây ăn trái ở xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Khoa Phát triển Nông thôn |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 8.91 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.137.220.166 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.