Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6484
Title: Đánh giá khả năng chịu hạn của cỏ Paspalum Atratum được trồng trong điều kiện nhà lưới
Authors: Nguyễn, Thị Hồng Nhân
Nguyễn, Thiết
Mai, Thị Ngọc Hân
Keywords: Phát triển Nông thôn
Issue Date: 2018
Publisher: Trường ĐHCT
Abstract: Đề tài “Đánh giá khả năng chịu hạn của cỏ Paspalum atratum được trồng trong điều kiện nhà lưới” được tiến hành từ tháng 01 - 07/2018 tại khoa Phát triển Nông thôn, trường Đại học Cần Thơ. Nhằm đánh giá khả năng chịu hạn của cỏ lên khả năng sinh trưởng, năng suất và thay đổi sinh lý sau khi tiến hành các khoảng thời gian xử lý hạn nhân tạo khác nhau nhằm tìm ra được khoảng thời gian gây hạn mà cỏ vẫn còn khả năng hồi phục sau khi tưới trở lại. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên. Gồm 3 lứa cắt, mỗi lứa có 4 nghiệm thức và 4 lần lập lại, mỗi lần lập lại tương ứng với một chậu thí nghiệm. Các nghiệm thức là: đối chứng P0 (Paspaslum không xử lý hạn), nghiệm thức 1 (P1) (Paspaslum xử lý hạn trong 5 ngày), nghiệm thức 2 (P2) (Paspaslum xử lý hạn trong 10 ngày), nghiệm thức 3 (P3)(Paspaslum xử lý hạn trong 15 ngày). Tổng số chậu thí nghiệm là: 4 nghiệm thức x 4 lần lặp lại x 3 lứa = 48 chậu. Sau đó được chia ngẫu nhiên thành 03 khối tương ứng với 03 lứa. Khối 1 tương ứng lứa 1 với 16 chậu được theo dõi về sinh trưởng, năng suất và các chỉ tiêu hình thái. Tại thời điểm thu hoạch, 16 chậu này được lấy chỉ tiêu hình thái rễ. Trong khi đó, ở khối 2 và 3 được chăm sóc giống như các chậu thí nghiệm ở khối 1 nhưng sẽ lấy chỉ tiêu hình thái rễ tương ứng lứa 2 và 3. Cỏ được trồng trong chậu đặt trong nhà lưới và được xử lý hạn nhân tạo ở thời điểm 30 ngày sau khi trồng, khi hết thời gian xử lý hạn thì tưới phục hồi trở lại bình thường. Thí nghiệm cho kết quả như sau: Số chồi tại thời điểm trước khi xử lý hạn và thời điểm thu hoạch của 3 lứa cắt không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Số chồi trung bình tại thời điểm thu hoạch của các lứa lần lượt là (lứa 1: 5,63-9,25 chồi/bụi, lứa 2: 9,13-10,88 chồi/bụi, lứa 3: 7,38-10,63 chồi/bụi). Tương tự, chiều cao của lứa cắt thứ 2 và 3 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên chiều cao của lứa 1 lúc thu hoạch có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), cụ thể ở nghiệm thức xử lý hạn 5 ngày (102,13 cm) cao hơn nghiệm thức đối chứng (91,75 cm), 10 ngày (81,38 cm) và 15 ngày là (90,50 cm). Kết quả thí nghiệm cho thấy dài lá và rộng lá của 3 lứa cắt không bị ảnh hưởng bởi thời gian xử lý hạn nhưng ngược lại số lá ở lứa 2 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cụ thể thời gian xử lý hạn càng dài thì số lá của cây càng giảm, đặc biệt giữa nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức xử lý hạn 15 ngày (6,75 so với 3,17 lá/cây). Tiếp theo năng suất tươi và năng suất khô của cỏ chịu sự ảnh hưởng của thời gian xử lý hạn (P<0,05), tại nghiệm thức xử lý hạn 15 ngày có năng suất thấp nhất so với các nghiệm thức còn lại. Dài rễ và trọng lượng rễ ở các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Hàm lượng chlorophyll A, B và A+B không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05), tuy nhiên khi thời gian xử lý hạn càng kéo dài thì hàm lượng chlorophyll càng tăng. Ngược lại hàm lượng nitrate và proline có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P<0,05), cụ thể thời gian xử lý hạn càng lâu thì hàm lượng nitrate và proline càng tăng. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy cỏ Paspalum có khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất khá tốt khi gặp điều kiện hạn trong 5 ngày. Nhưng nếu thời gian xử lý hạn 15 ngày thì cỏ sẽ bị giảm năng suất và chất lượng.
Description: 76tr
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6484
ISSN: B1510190
Appears in Collections:Khoa Phát triển Nông thôn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.21 MBAdobe PDF
Your IP: 3.137.176.238


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.