Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6533
Title: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung các nguồn Carbohydrate khác nhau trong mô hình nuôi cá lóc ( Channa striata) áp dụng công nghệ Biofloc.
Authors: Trần, Nguyễn Hải Nam
Nguyễn, Hùng Vương
Keywords: Phát triển Nông thôn
Issue Date: 2018
Publisher: Trường ĐHCT
Abstract: Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung các nguồn carbohydrate khác nhau trong mô hình nuôi cá lóc (Channa striata(Bloch, 1793)) áp dụng công nghệ biofloc.” được thực hiện từ tháng 5/2018 đến tháng 7/2018 tại trại Thực nghiệm Thuỷ sản, Khoa Phát Triển Nông Thôn, Trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu là nhằm đánh giá được sự ảnh hưởng của việc bổ sung các nguồn carbohydrtate khác nhau đến tỷ lệ sống, sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cá lóc (Channa striata) trong giai đoạn từ hương lên giống ứng dụng công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại. Trong đó: NT1 là nghiệm thức đối chứng không bổ sung carbohydrate; NT2 bổ sung carbohydrate bằng bột khoai mì; NT3 bổ sung carbohydrate bằng bột gạo; NT4 bổ sung carbohydrate bằng mật rỉ đường. Sau 6 tuần nuôi, các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá. Tỷ lệ sống dao động từ 74.17±9.46% đến 78.33±10.41%, không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức. Tăng trưởng trung bình về trọng lượng cao nhất đạt được ở vào nghiệm thức đối chứng NT1 (10,76±0,32 g) lần lượt cao hơn các nghiệm thức NT3, NT2, NT4 (p<0,05). Tương tự, tăng trưởng chiều dài của cá cũng đạt cao nhất ở nghiệm thức 1 (7,93 ± 0,78 cm), cao hơn so với các nghiệm thức có bổ sung carbohydrate (p<0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất ở NT2 đạt 1,81 ± 0.33 và thấp nhất nằm ở nghiệm thức đối chứng (NT1) 1,31 ± 0,16. Sau khi kết thúc thí nghiệm thì năng suất thu được ở các nghiệm thức đạt từ 0,009 ± 0,001 kg/m3 đến 0,012 ± 0,001 kg/m3 trong đó NT1 đạt được năng suất cao nhất 0,012 ± 0,001 kg/m3 . Từ kết quả về tỉ lệ sống của cá và các kết quả về tăng trưởng chiều dài của cá; tăng trưởng về khối lượng của cá; hệ số chuyển hóa thức ăn; cũng như năng suất của cá trong toàn thí nghiệm, nghiệm thức đối chứng NT1 (không bổ sung carbohydrate) luôn đạt được kết quả tốt nhất. Từ đó ta thấy được, trong điều kiện thí nghiệm, việc áp dụng công nghệ biofloc trong ương cá lóc không giúp cải thiện được các chỉ tiêu về tăng trưởng của đối tượng thí nghiệm cũng như không cải thiện được hệ số chuyển hóa thức ăn và chi phí sản xuất so với mô hình nuôi bình thường.
Description: 49tr
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6533
ISSN: B1510221
Appears in Collections:Khoa Phát triển Nông thôn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.53 MBAdobe PDF
Your IP: 18.119.248.48


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.