Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/68659
Nhan đề: Nghiên cứu sự tấy trắng của san hô tại các vùng biển Nha Trang, Ninh Thuận, Côn Đảo và Phú Quốc, tháng 6-7 năm 2019
Tác giả: Phan, Kim Hoàng
Võ, Sĩ Tuấn
Thái, Minh Quang
Đào, Tấn Học
Hứa, Thái Tuyến
Từ khoá: San hô
Tẩy trắng
Côn Đảo
Phú Quốc
Nha Trang
Ninh Thuận
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khoa học & Công nghệ Biển;Tập 20, Số 4A .- Tr.55-60
Tóm tắt: Kết quả khảo sát vào tháng 6-7/2019 tại 21 điểm rạn ở bốn khu vực Nha Trang, Ninh Thuận, Côn Đảo và Phú Quốc cho thấy độ phủ của san hô cứng tại các điểm khảo sát trên rạn cao nhất thuộc về Côn Đảo 65,6 ± 18%, Ninh Thuận 58,7 ± 26,2%, Phú Quốc 55,9 ± 17,8% thấp nhất ở Nha Trang 22,8 ± 15,9%. San hô mềm có độ phủ cao nhất ở Nha Trang 4,73 ± 5,5% và thấp nhất ở Ninh Thuận 0,16 ± 0,3%. Tỷ lệ san hô cứng bị tẩy trắng ở Nha Trang cao nhất (39,5 ± 8,1%); sau đó là Ninh Thuận 32,9 ± 13,3% và Côn Đảo 25,0 ± 11,1%) và thấp nhất ở Phú Quốc 7,3 ± 9,05%. San hô mềm có tỷ lệ tẩy trắng cao thuộc về 2 khu vực là Côn Đảo (79,4 ± 1.2%) và Nha Trang (65,8 ± 1,6%), còn ở Ninh Thuận tỷ lệ tẩy trắng thấp hơn (23,8 ± 0,1%) và không bị tẩy trắng ở Phú Quốc. Nhóm san hô dạng cành Acropora ở các vùng Nha Trang. Ninh Thuận và Phú Quốc có tỷ lệ tẩy trắng rất cao, trong khi tại Côn Đảo thì ngược lại. Các giống Porites, Montipora, Millepora đều bị tẩy trắng cao ở các vùng trong khi 2 giống Galaxea và Diploastrea hầu như không bị ảnh hưởng.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/68659
ISSN: 1859-3097
Bộ sưu tập: Khoa học và công nghệ biển

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.52 MBAdobe PDF
Your IP: 3.144.119.149


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.