Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/70791
Nhan đề: Đặc điểm di truyền quần thể sâm ngọc linh (Panax vietnamensis Ha & Grushv.) bằng phương pháp SSR
Tác giả: Nguyễn, Thị Hồng Mai
Lê, Thanh Sơn
Nguyễn, Thị Phương Trang
Từ khoá: Bảo tồn loài
Đặc điểm di truyền
Sâm Ngọc Linh
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Sinh học;Tập 42, Số 01 .- Tr.11-19
Tóm tắt: Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha & Grushv.) là loài đặc hữu của miền trung Việt Nam, đã được xác định là một trong bốn cây sâm quý nhất trên thế giới. Do khai thác quá mức và mất nơi sống, loài này đang bị đe dọa. Để làm cơ sở khoa học trong bảo tồn và phát triển loài sâm quý hiếm này của Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành phân tích di truyền từ 60 mẫu của hai quần thể sâm Ngọc Linh tại vườn sâm Tăc-ngo, xã Trà Linh, tỉnh Quảng Nam và vườn sâm Măng ri, tỉnh Kon Tum bằng phương pháp SSR. Kết quả thu được cho thấy quần thể sâm ở Quảng Nam có tần số alen cao hơn so với quần thể sâm ở Kon Tum (A = 2,27 > A= 2,05). Quần thể sâm ở Quảng Nam có tần số dị hợp tử mong đợi (He) cao hơn tần số dị hợp tử mong đợi của quần thể sâm ở Kon Tum (0,42 > 0,4). Tần số alen di hợp tử quan sát được (Ho) của quần thể Quảng Nam cũng cao hơn tần số dị hợp tử quan sát so với quần thể Kon Tum (0,49 > 0,43). Kết quả cho thấy cả 2 quần thể sâm ở Quảng Nam và Kon Tum đều đang duy trì được tần số dị hợp tử tương đối cao, hiện tượng thụ phấn cận noãn chưa ảnh hưởng đến cấu trúc di truyền quần thể của cả 2 quần thể này, tuy nhiên quần thể Quảng Nam thể hiện mức độ đa dạng và tần số dị hợp tử cao hơn so với quần thể Kon Tum.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/70791
ISSN: 0866-7160
Bộ sưu tập: Sinh học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
759.11 kBAdobe PDF
Your IP: 3.15.223.129


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.