Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/70807
Nhan đề: Hiện trạng của vượn đen má trắng siki (Nomascus siki) tại vùng đa dạng sinh học trọng điểm Trường Sơn
Tác giả: Nguyễn, Đình Duy
Đặng, Ngọc Cần
Lê, Trọng Trải
Lê, Văn Ninh
Trần, Đặng Hiếu
Hà, Văn Nghĩa
Trịnh, Thị Mai
Lý, Ngọc Tú
Từ khoá: Đa dạng sinh học
Phân bố
Trường Sơn
Rừng thường xanh
Vượn đen má trắng siki
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Sinh học;Tập 42, Số 01 .- Tr.61-72
Tóm tắt: Vượn đen má trắng siki Nomascus siki là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam và Lào, được xác định là loài Nguy cấp (EN) ở phạm vi quốc gia và toàn cầu. Tuy nhiên, còn ít thông tin về tình trạng của loài này ở Việt Nam nói chung và ở vùng đa dạng sinh học trọng điểm Trường Sơn (Truong Son KBA) nói riêng. Để tìm hiểu về hiện trạng của loài tại vùng đa dạng sinh học trọng điểm Trường Sơn, chúng tôi đã tiến hành các đợt điều tra thực địa trong 2 năm 2018 và 2019. Phân tích các kết quả điều tra đã ghi nhận 149 đàn vượn trong 4 khu vực. Kết hợp với kết quả điều tra năm 2016, chúng tôi xác định có ít nhất 252 đàn và ước tính có khoảng 425 đàn vượn trong toàn bộ vùng đa dạng sinh học trọng điểm Trường Sơn. Các đàn vượn này chủ yếu phân bố tại các khu vực rừng kín thường xanh trung bình-giàu trên núi đất ở khu vực phía Tây của vùng đa dạng sinh học trọng điểm Trường Sơn, tiếp giáp với biên giới Việt Nam-Lào.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/70807
ISSN: 0866-7160
Bộ sưu tập: Sinh học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
559.65 kBAdobe PDF
Your IP: 3.149.239.70


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.