Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/71139
Title: Người Hoa, người Minh Hương và đặc điểm giao lưu văn hóa Hoa – Việt ở Hội An
Authors: Nguyễn, Ngọc Thơ
Keywords: Hội An
Người Hoa
Người Minh Hương
Giao lưu văn hóa
Issue Date: 2018
Series/Report no.: Tạp chí Văn hóa & Nguồn lực;Số 02 .- Tr.11-25
Abstract: Hội An, cảng thị giao thương quốc tế có từ đầu thế kỷ 17, được thế giới biết đến như là một di sản văn hóa độc đáo ở Việt nam thời trung cổ. Ở Hội An không chỉ có những vết tích văn hóa được liệt vào danh sách “di sản văn hóa” mà còn là vùng đất sống của nhiều cộng đồng tộc người, nơi ý thức về bản sắc văn hóa và các quá trình giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ giữa người Việt, người Hoa và người Minh Hương. Với vị trí là những cộng đồng thiểu số “trơ trọi” giữa vùng văn hóa xứ Quảng ngay sát kinh thành Huế của chính quyền Đàng Trong trước đây và nhà Nguyễn sau này, liệu người Hoa và người Minh Hương có cơ hội nào gìn giữ hay kiến tạo phương thức gìn giữ ý thức tộc người, hay đơn thuần là tan chảy hết vào dòng xã hội chủ lưu? Và nếu có, nguồn lực sức mạnh văn hóa bắt nguồn từ đâu khi mà Hội An hình thành và phát triển nhờ vào hoạt động kinh tế giao thương quốc tế nhưng từ cuối thế kỷ 18 trở về sau thì ưu thế đó đã không còn? Bài viết này sử dụng kết hợp các nguồn tài liệu thành văn và nghiên cứu điền dã (ngắn hạn) sử dụng thủ pháp phân tích – tổng hợp thông qua một số lý thuyết, quan điểm về phân tích diễn ngôn và kiến tạo văn hóa để tìm hiểu diện mạo, tính chất văn hóa người Hoa, người Minh Hương ở Hội An, tìm hiểu quá trình chuyển đổi cấu trúc quyền lực văn hóa của họ ở hai giai đoạn hung thịnh và lụi tàn của hoạt động giao thương quốc tế của phố Hội. Nghiên cứu cho thấy người Hoa ở Hội An đã và đang thể hiện thành công phương châm cân bằng giữa một bên là cấu trúc chiều sâu của bản sắc và ý thức tộc người được nuôi dưỡng bởi các ký hiệu văn hóa và lễ nghi thiêng và một bên là các thực hành văn hóa đời sống bàng bạc sắc màu giao lưu văn hóa Hoa – Việt. Đến lượt mình, người Minh Hương tìm thấy chỗ đứng khá vững chắc của mình ở giữa một cán cân văn hóa khác, một đầu là người Việt chủ thể, còn bên kia là cộng đồng người Hoa thiểu số. Nghiên cứu này còn cho thấy trường lực văn hóa có thể là sản phẩm kéo theo của trường lực kinh tế, song một khi trường lực kinh tế mất đi rồi không có nghĩa là trường lực văn hóa tan biến theo sau. Các cộng đồng địa phương được dẫn dắt bởi tầng lớp trí thức của mình, chủ động để kiến tạo một nguồn lực văn hóa mới đảm bảo tính ổn định giữa hai thái cực bản sắc và hòa nhập. Văn hóa Hội An nhờ vậy thống nhất trong đa dạng, sẽ tiếp tục là một điểm sáng đặc sắc của văn hóa phố Hội.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/71139
ISSN: 2354-0907
Appears in Collections:Văn hóa & nguồn lực

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
9.19 MBAdobe PDF
Your IP: 3.147.82.108


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.