Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/71754
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.authorĐào, Trí Úc-
dc.date.accessioned2021-12-30T08:47:25Z-
dc.date.available2021-12-30T08:47:25Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.issn1859-4875-
dc.identifier.urihttps://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/71754-
dc.description.abstractTrong bài viết: “Sự cần thiết và một số định hướng nghiên cứu, xây dựng đề án đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của tòa án nhân dân ”, tác giả Đào Trí Úc - Nguyên Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Luật học, Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước nêu nhận định: Hiến pháp năm 2013 đã hiến định nhiều quan điểm, nguyên tắc quan trọng, trong đó, quan điểm nhất quán và xuyên suốt là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành và trên cơ sở quan điểm nhất quán của Hiến pháp, một loạt các văn bản pháp luật đã được ban hành làm cơ sở cho việc đưa các quan điểm đó vào hoạt động của Tòa án nhân dân. Trên cơ sở đó, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, nhân lực hệ thống Tòa án nhân dân đã có những đổi mới tích cực và rõ rệt theo hướng nâng cao vị thế của Tòa án, khẳng định vị trí của Tòa án nhân dân trong cấu trúc quyền lực nhà nước theo nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, đáp ứng đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, khoảng thời gian gần 10 năm qua cho thấy, những chuyển biến đó chưa đủ để tạo được lực đẩy cần thiết trong việc thực hiện các tư tưởng lớn của Chiến lược cải cách tư pháp và của Hiến pháp năm 2013. Nỗ lực của Nhà nước ta, nổi bật là của hệ thống Tòa án nhân dân là rất rõ nét trên nhiều mặt, nhưng mới chỉ dừng lại trong các quan điểm hoặc các thử nghiệm bước đầu. Đứng trước các nhiệm vụ và thách thức mới, khi Đảng ta có chủ trương xây dựng và ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 thì việc xây dựng Đề án “đổi mới tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII của Đảng đáp ứng yêu cầu của tình hình mới” là hoàn toàn phù hợp, kịp thời và cần được đẩy nhanh trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc và toàn diện những vấn đề đã được đặt ra cũng như những vấn đề mới nảy sinh trong lý luận và thực tiễn.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.relation.ispartofseriesTạp chí Tòa án Nhân dân;Số 15 .- Tr.7-11-
dc.subjectĐề án đổi mớivi_VN
dc.subjectĐịnh hướng nghiên cứuvi_VN
dc.subjectTòa án nhân dânvi_VN
dc.subjectXây dựngvi_VN
dc.titleSự cần thiết và một số định hướng nghiên cứu, xây dựng đề án đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dânvi_VN
dc.typeArticlevi_VN
Appears in Collections:Tòa án Nhân dân

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.83 MBAdobe PDF
Your IP: 18.219.81.129


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.