Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/75126
Nhan đề: Cải cách giáo dục của chính quyền thuộc địa Anh ở “Khu định cư eo biển” thế kỷ XIX
Tác giả: Đặng, Văn Chương
Nguyễn, Thị Vĩnh Linh
Từ khoá: Khu định cư eo biển (SS)
Anh
Cải cách giáo dục
Trường Anh Ngữ
Trường bản địa Malay
Năm xuất bản: 2021
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á;Số 11 .- Tr.15-24
Tóm tắt: Vào nửa đầu thế kỷ XIX, bằng việc đẩy lùi ảnh hưởng của người Bồ Đào Nha và người Hà Lan khỏi bán đảo Mã Lai, Anh đã thành lập Khu định cư eo biển (SS) và bước đầu thực thị các chính sách thống trị thuộc địa của mình. Trong giai đoạn đầu tiên, do sự chi phối của quan điểm thực dân, chính quyền Anh không có bất kỳ động thái nào để phát triển nền giáo dục bản địa. Tuy nhiên, đến nửa sau thế kỷ XIX, nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực phục vụ trong hệ thống quản lý dân sự đã trở thành động lực khiến chính quyền Anh bước đầu có những chính sách giáo dục riêng nhằm nâng cao trình độ dân trí của các cộng đồng cư dân đang sinh sống tại khu vực này. Do đó, bài viết tập trung tìm hiểu những cơ sở dẫn đến việc thực thị chính sách giáo dục mới của chính quyền thực dân Anh tại SS trên các khía cạnh chính như: quan điểm giáo dục của Stamford Raffies, sự thay đổi chính sách giáo dục tại Anh quốc, những biến đổi của xã hội thuộc địa và sự thay đổi trong cách thức quản lý của Anh đối với Khu định cư eo biển. Bên cạnh đó, thông qua việc trình bày những nội dung cải cách, bài viết bước đầu phân tích tác động tích cực và tiêu cực của chính sách này đến cộng đồng các dân tộc thuộc Khu định cư eo biển.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/75126
ISSN: 0868-2739
Bộ sưu tập: Nghiên cứu Đông Nam Á

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.57 MBAdobe PDF
Your IP: 3.143.241.133


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.