Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/75445
Nhan đề: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên giai đoạn phát triển của ấu trùng ốc mượn hồn clibanảrius longitarsus
Tác giả: Vũ, Ngọc Út
Lê, Như Thi
Từ khoá: Nuôi trồng thủy sản
Năm xuất bản: 2021
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên sự phát triển của ấu trùng ốc mượn hồn Clibanarius longitarsus. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong hệ thống 48 cốc thủy tinh 1L với 16 nghiệm thức bao gồm 4 mức nhiệt độ (26, 28, 30, 32oC) và 4 mức độ mặn (15, 20, 25 và 30‰), 3 lần lặp cho mỗi nghiệm thức. Ấu trùng mới nở được bố trí với mật độ 200 con/L. Ấu trùng được cho ăn luân trùng Brachionus plicatilis và Artemia. Các chỉ tiêu về chỉ số biến thái, thời gian biến thái, kích thước và tỷ lệ sống của ấu trùng được xác định theo giai đoạn biến thái mỗi ngày. Các thay đổi về hình thái được quan sát và ghi nhận từ lúc bắt đầu thí nghiệm (Zoea 1) cho đến khi kết thúc thí nghiệm (Glaucothoe). Kết quả cho thấy ấu trùng ốc mượn hồn đạt tỷ lệ sống cao ở nhiệt độ 28–30oC và độ mặn 25–30‰. Mức độ mặn 30‰ với nhiệt độ 30oC cho tỷ lệ sống của ấu trùng cao nhất (6,3±1,8%) đến giai đoạn Glaucothoe. Thời gian biến thái của ấu trùng đến giai đoạn Glaucothoe được rút ngắn khi nhiệt độ tăng và độ mặn tăng. Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian biến thái ấu trùng của các giai đoạn rõ ràng hơn so với nhân tố độ mặn. Nhiệt độ từ 28-30oC và độ mặn 30‰ giúp nâng cao tỷ lệ chuyển giai đoạn của ấu trùng.
Mô tả: 14tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/75445
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
401.42 kBAdobe PDF
Your IP: 3.138.120.12


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.