Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/7550
Title: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn khác nhau đến tăng trưởng, năng suất và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi kết hợp tôm sú (Penaeus monodon) và rong câu (Gracilaria sp.)
Authors: Nguyễn, Thanh Toàn
Huỳnh, Hữu Chí
Keywords: Nuôi trồng thủy sản
Issue Date: 2018
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng các chế độ cho ăn khác nhau đến tăng trưởng, năng suất và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi kết hợp tôm sú (Penaeus monodon) và rong câu (Gracilaria sp.). được thực hiện tại xã Vĩnh Trạch, huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Hai nghiệm thức nuôi tôm đơn không cho ăn và cho ăn theo nhu cầu (tính theo khối lượng thân) và hai nghiệm thức nuôi kết hợp tôm sú-rong câu không cho ăn và cho ăn 50% nhu cầu. Tôm sú có khối lượng ban đầu 1,07g được thả nuôi trong giai lưới 16 m2 với mật độ 4 con/m2 và rong câu 0,5 kg/m2 đối với nghiệm thức nuôi kết hợp. Sau 4 tháng nuôi, khối lượng tôm trung bình đạt từ 8,93-27,67 g tương ứng với năng suất từ 140,8-961,3 kg/ha, trong đó nghiệm thức nuôi kết hợp cho ăn 50% nhu cầu và nuôi đơn cho ăn 100% nhu cầu không khác biệt thống kê (p>0,05) và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với hai nghiệm thức không cho ăn. Ngoài ra, hệ số tiêu tốn thức ăn của nghiệm thức nuôi kết hợp cho ăn 50% cũng thấp hơn nghiệm thức còn lại. Kết quả cho thấy hiệu quả tài chính của mô hình cụ thể lợi nhuận giao động từ 0.54-127,43 (triệu đ/ha) trong đó cao nhất ở nghiệm thức nuôi kết hợp cho ăn 50% và thấp nhất ở nghiệm thức nuôi đơn không cho ăn. Vì thế có thể kết luận một điều có thể giảm thức ăn đến 50% và kết hợp nuôi với rong câu là tối ưu nhất cho mô hình nuôi.
Description: 13tr.
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/7550
Appears in Collections:Trường Thủy sản

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
518.49 kBAdobe PDF
Your IP: 3.145.108.87


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.