Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/75502
Nhan đề: Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hoà áp suất thẩm thấu và enzyme tiêu hoá của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống từ các dòng bố mẹ khác nhau
Tác giả: Nguyễn, Thanh Phương
Đào, Thanh Hải
Trần, Thị Diễm Sương
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sán
Năm xuất bản: 2021
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng thủy sản nước ngọt được nuôi phổ biến tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Viêt Nam. Tuy nhiên, hiện trạng xâm nhập mặn gây ra bởi nước biển dâng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu được đánh giá là một trong những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của loài cá này. Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ mặn lên một số chỉ tiêu sinh lý và hoạt tính các enzyme tiêu hóa của cá tra giai đoạn giống từ ba nguồn bố mẹ khác nhau (chọn lọc, đối chứng và nước ngọt). Cá tra (0,7 g) từ 3 nguồn bố mẹ được ương trong 5 mức độ mặn khác nhau (0, 5, 10, 15, 20‰). Kết quả sau 70 ngày thí nghiệm cho thấy chỉ tiêu sinh lý như Na+ , Clvà ASTT tăng dần theo độ mặn. Trong đó dòng cá chọn lọc và đối chứng có khả năng điều hòa ASTT và ion ở độ mặn tốt hơn nhóm cá nước ngọt.. Tương tự hoạt tính các enzyme tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi độ mặn trừ amylase. Kết quả này cho thấy cá tra giống có nguồn gốc từ nhóm bố mẹ được nuôi trong nước mặn có khả năng điều hòa ASTT và ion trong điều kiện nước mặn tốt hơn so với nhóm cá có nguồn gốc nước ngọt.
Mô tả: 18tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/75502
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
625.09 kBAdobe PDF
Your IP: 3.133.128.145


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.