Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78005
Nhan đề: Ảnh hưởng của Bacillus CM3.1 và Lactobacillus TV3.2 lên chất lượng nước và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá bột lên cá hương
Tác giả: Phạm, Thị Tuyết Ngân
Phạm, Hiếu Nhân
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sán
Nuôi Trồng Thủy Sán
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Bacillus sp. CM3.1 và Lactobacillus sp. TV3.2 lên chất lượng nước và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá bột lên cá hương. Cá bột được chọn để bố trí thí nghiệm với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức với 3 lần lặp lại bao gồm (i) cá được được nuôi không bổ sung vi khuẩn vào nước nuôi (đối chứng) và có bổ sung kết hợp 2 2 dòng vi khuẩn Bacillus sp. CM3.1 và Lactobacillus sp. TV3.2 tương ứng với 3 mật độ (ii) 102 , (iii) 103 và (iv) 104 CFU/mL trong 30 ngày. Các thông số chất lượng nước bao gồm nhiệt độ, pH và DO được theo dõi hàng ngày, TAN, NO2, NO3 -, PO43-, TN, TP, S2- , COD được kiểm tra 3 ngày/lần. Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng, tăng trọng, tỉ lệ sống và tổng khối lượng được đánh giá vào cuối thí nghiệm. Kết quả cho thấy khi bổ sung kết hợp 2 chủng Bacillus sp. CM3.1 và Lactobacillus sp. TV3.2 cải thiện được các chỉ tiêu chất lượng nước như TAN, NO2 - và COD và khi bổ sung lợi khuẩn ở nồng độ 104 CFU/mLcó tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và tổng khối lượng cá sau khi thu cao hơn so với nghiệm thức đối chứng sau 30 ngày thí nghiệm (p<0,05). Vì vậy, hai chủng vi khuẩn Bacillus sp. CM3.1 và Lactobacillus sp. TV3.2 có khả năng cải thiện chất lượng nước và tăng trưởng của cá tra từ giai đoạn cá bột lên cá hương.
Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Bacillus sp. CM3.1 và Lactobacillus sp. TV3.2 lên chất lượng nước và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá bột lên cá hương. Cá bột được chọn để bố trí thí nghiệm với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức với 3 lần lặp lại bao gồm (i) cá được được nuôi không bổ sung vi khuẩn vào nước nuôi (đối chứng) và có bổ sung kết hợp 2 2 dòng vi khuẩn Bacillus sp. CM3.1 và Lactobacillus sp. TV3.2 tương ứng với 3 mật độ (ii) 102 , (iii) 103 và (iv) 104 CFU/mL trong 30 ngày. Các thông số chất lượng nước bao gồm nhiệt độ, pH và DO được theo dõi hàng ngày, TAN, NO2, NO3 -, PO43-, TN, TP, S2- , COD được kiểm tra 3 ngày/lần. Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng, tăng trọng, tỉ lệ sống và tổng khối lượng được đánh giá vào cuối thí nghiệm. Kết quả cho thấy khi bổ sung kết hợp 2 chủng Bacillus sp. CM3.1 và Lactobacillus sp. TV3.2 cải thiện được các chỉ tiêu chất lượng nước như TAN, NO2 - và COD và khi bổ sung lợi khuẩn ở nồng độ 104 CFU/mLcó tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và tổng khối lượng cá sau khi thu cao hơn so với nghiệm thức đối chứng sau 30 ngày thí nghiệm (p<0,05). Vì vậy, hai chủng vi khuẩn Bacillus sp. CM3.1 và Lactobacillus sp. TV3.2 có khả năng cải thiện chất lượng nước và tăng trưởng của cá tra từ giai đoạn cá bột lên cá hương.
Mô tả: 15tr.
15tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78005
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
484.3 kBAdobe PDF
Your IP: 3.17.175.167


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.