Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78046
Title: Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn đồng (Monopterus albus) giai đoạn giống lên tiền trưởng thành
Authors: Nguyễn, Thanh Phương
Võ, Hoàng Tâm
Keywords: Nuôi Trồng Thủy Sán
Issue Date: 2022
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn đồng (5,06±0,64 g). Kết quả nghiên cứu có thể xem xét để mở rộng vùng nuôi cho đối tượng này góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu, cải tiến quy trình, kỹ thuật nuôi, nâng cao năng suất đem lại hiệu quả cho người nuôi. Lươn được nuôi với các mức độ mặn 0, 3, 6 và 9‰ trong 60 ngày ở mật độ 40 con/bể 250 L, mức nước 10 - 15 cm. Ngày thứ 30 và 60 tiến hành thu mẫu lươn để cân khối lượng và đo chiều dài. Ruột và dạ dày của lươn được thu vào ngày 60 của thí nghiệm để phân tích hoạt tính enzyme tiêu hóa. Kết quả cho thấy khối lượng và và chiều dài của lươn ở độ mặn 0 và 3‰ cao hơn có ý nghĩa so với độ mặn 6‰ p<0,05), trong đó cao nhất ở nghiệm thức 0‰ (18,1±1,00 g/con và 24,4±0,21 cm/con), thấp nhất ở độ mặn 9‰ (7,35±0,21 g/con và 21,6±0,35 cm/con). Tốc độ tăng trưởng DWG và SGR cũng giảm ở độ mặn 6‰ và khác biệt có ý nghĩa so với độ mặn 0 và 3‰. Hoạt tính enzyme tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi độ mặn, hoạt tính enzyme amylase, trysine, chymotrypsine cao nhất ở nghiệm thức 0‰, giảm dần khi độ mặn tăng. Tuy nhiên hoạt tính pepsine không bị ảnh hưởng bởi độ mặn. Sau 30 ngày, tỷ lệ sống của lươn khá cao, từ 97,5 đến 100%.Ở ngày 60 tỷ lệ sống ở các nghiệm thức 0, 3 và 6‰ dao động từ 93,3 - 96,7% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), riêng nghiệm thức 9‰ tỷ lệ sống thấp nhất là 45,8% do tỷ lê lươn chết cao ở ngày 40 của thí nghiệm.
Description: 18tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78046
Appears in Collections:Trường Thủy sản

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.61 MBAdobe PDF
Your IP: 3.145.97.1


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.