Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78571
Title: SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH CẢI TIẾN THEO HƯỚNG AN TOÀN VÀ TRUYỀN THỐNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Authors: NGUYỄN, THÙY TRANG
MAI, NGỌC TRÂM
Keywords: Phát triển Nông thôn
Issue Date: 2022
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Trong tình hình hội nhập như hiện nay, tôm sú là loài thủy sản được phát triển mạnh mẻ nhằm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, nông hộ nuôi tôm sú quảng canh theo hướng truyền thống tại một số tỉnh của ĐBSCL vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình canh tác như: khí hậu, con giống, dịch hại cho tôm, ô nhiễm nguồn nước, tập huấn kỹ thuật, thị trường và đặc biệt là giá bán vẫn còn nhiều bấp bênh. Vì thế, mô hình nuôi tôm sú quảng canh theo hướng an toàn được áp dụng vào canh tác giúp nông hộ nâng cao hiệu quả tài chính cũng như hiệu quả kỹ thuật của nông hộ ở ĐBSCL. Do đó, đề tài “ So sánh hiệu quả tài chính và hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú quảng canh theo hướng an toàn và truyền thống tại Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm phân tích thực trạng của 2 mô hình canh tác tại diện cho ĐBCSL là 3 tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu nhằm ước lượng và so sánh hiệu quả tài chính và hiệu quả kỹ thuật của 2 mô hình và đưa ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tài chính và hiệu quả kỹ thuật của nông hộ nuôi tôm sú quảng canh. Qua kết quả điều tra về mô hình canh tác tôm sú quảng canh tại 3 tỉnh cho thấy được tổng chi phí của mô hình an toàn cao hơn mô hình truyền thống (tổng chi phí trung bình của mô hình an toàn là 259,71 triệu đồng/ha/năm và mô hình truyền thống là 206,53 triệu đồng/ha/năm). Tuy nhiên doanh thu và lợi nhuận của mô hình an toàn cao hơn so với mô hình truyền thống và có khác biệt ý nghĩa qua kiểm định T-test với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5%. Doanh thu và lợi nhuận trung bình của mô hình nuôi tôm sú quảng canh theo hướng an toàn và truyền thống lần lượt là: 124,06 triệu đồng/ha/năm 107,62 triệu đồng/ha/năm; 135,65 triệu đồng/ha/năm và 98,91 triệu đồng/ha/năm. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của 2 mô hình bao gồm: Kinh nghiệm; Vay Vốn; Tham gia tập huấn; Diện tích; Thuê lao động; An toàn ( biến giả thể hiện cho mô hình an toàn hay truyền thống). Có hệ số Prob>F là 0,0000 và R2 là 0,4974 Kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật của 2 mô hình nuôi tôm sú quảng canh tại ĐBSCL cho thấy: Năng suất của mô hình an toàn (1351,34kg/ha/năm) cao hơn so với mô hình truyền thống (958,89 kg/ha/năm); Hệ số chuyển hóa thức ăn của mô hình an toàn (1,42 lần) cao hơn mô hình truyền thống (0,98 lần). Các yếu tế ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật bao gồm FCR, diện tích và an toàn (biến giả thể hiện cho mô hình an toàn hay truyền thống). Có hệ số Prob>F là 0,0000 và R2 là 0,2095.
Description: 81Tr
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78571
ISSN: B1812960
Appears in Collections:Khoa Phát triển Nông thôn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.39 MBAdobe PDF
Your IP: 3.141.201.46


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.