Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78580
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | NGUYỄN, THÙY TRANG | - |
dc.contributor.author | HỒ, NHỰT THIỆN | - |
dc.date.accessioned | 2022-08-01T09:44:46Z | - |
dc.date.available | 2022-08-01T09:44:46Z | - |
dc.date.issued | 2022 | - |
dc.identifier.issn | B1808251 | - |
dc.identifier.uri | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78580 | - |
dc.description | 85Tr | vi_VN |
dc.description.abstract | Mô hình chuyển đổi lúa – tôm ở các tỉnh ven biển hiện rất phổ biến, được nông dân áp dụng rất nhiều và được phân hóa theo nhiều hình thức. Vì vậy đã làm cho đất bị nhiễm mặn, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa bị hạn chế, tôm chết thường xuyên, hiệu quả kinh tế giảm. Do đó, đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình lúa – tôm tại tỉnh Kiên Giang” được thực hiện nhằm: phân tích thực trạng của mô hình lúa – tôm ở tỉnh Kiên Giang. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình lúa – tôm ở tỉnh Kiên Giang. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình và đưa ra đề xuất nhằm năng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ, đồng thời nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống cho nông dân. Nghiên cứu được khảo sát bởi 100 hộ áp dụng mô hình lúa – tôm ở tỉnh Kiên Giang, bằng phương pháp câu hỏi cấu trúc. Số liệu được phân tích bởi phương pháp thống kê mô tả. đề tài còn sử dụng phương pháp DEA trong phần mềm DEAP để ước lượng hiệu quả kinh tế của mô hình lúa – tôm, ngoài ra còn sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy tương quan để ước lượng mức ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất của nông hộ tại tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh đó còn kết hợp với phân tích SWOT nhằm để đưa ra giải pháp phát triển mô hình theo hướng bền vững. Qua kết quả phân tích cho thấy, mức hiệu quả kinh tế trung bình là 26.7%, mức hiệu quả kinh tế của mô hình thấp nhất là 12%, và mức hiệu quả kinh tế của mô hình cao nhất là 100%. Qua đó cho thấy mô hình mang lại hiệu quả tốt cho các nông hộ sau đó khi áp dụng mô hình lúa - tôm. Bởi vì khi nuôi tôm, trồng lại vụ lúa sẽ giúp giảm chi phí, vụ tôm năm sau ít bị rủi ro thì khi đó năng suất và chất lượng sẽ tăng lên thì hiệu quả kinh tế cũng tăng theo. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cũng cho thấy yếu tố nhân khẩu, diện tích lúa ảnh hưởng tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh tế, còn yếu tố tổng tham gia lao động gia đình, diện tích tôm ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với hiệu quả kinh tế mô hình lúa – tôm. Ngoài các yếu tố nhân khẩu, diện tích lúa, diện tích tô, tổng tham gia lao động gia đình thì các yêu tố còn lại như giới tính, tuổi, trình độ, kinh nghiệm, tập huấn, vay vốn là các yếu tố không tác động ảnh hưởng đến mô hình lúa – tôm. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Trường Đại Học Cần Thơ | vi_VN |
dc.subject | Phát triển Nông thôn | vi_VN |
dc.title | PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH LÚA-TÔM Ở TỈNH KIÊN GIANG | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Khoa Phát triển Nông thôn |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 2.01 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.144.118.236 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.