Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78582
Title: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TÔM SÚ THÂM CANH TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Authors: NGUYỄN, THÙY TRANG
TRẦN, THỊ THY CÚC
Keywords: Phát triển Nông thôn
Issue Date: 2022
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Hiện nay, nghề nuôi tôm sú chƣa đạt năng suất cao do nông hộ còn hạn chế về mặt kỹ thuật nuôi, đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro cao nhƣ dịch bệnh, giá thị trƣờng biến động, môi trƣờng nuôi ngày càng bất lợi, các tác động của biến đổi khí hậu khô hạn và xâm nhập mặn. Từ thực tiễn đó, đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú thâm canh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” đƣợc thực hiện nhằm: (1) Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ của mô hình nuôi tôm sú thâm canh tại khu vực ĐBSCL; (2) Ƣớc lƣợng mức hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của các nông hộ nuôi tôm sú thâm canh tại khu vực ĐBSCL; (3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi tôm sú tại khu vực ĐBSCL. Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng cách phỏng vấn 100 nông hộ nuôi tôm sú ở 3 tỉnh ĐBSCL (Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau). Đề tài sử dụng phƣơng pháp SFA dựa trên hàm giới hạn chi phí Cobb–Douglas theo phƣơng pháp ƣớc lƣợng hợp lý tối đa (MLE) để ƣớc lƣợng mức hiệu quả kinh tế tôm sú thâm canh. Bên cạnh đó, sử dụng ƣớc lƣợng bình phƣơng bé nhất (OLS) mô hình hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố đến hiệu quả kinh tế của nông hộ nuôi tôm sú tại khu vực ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng nuôi tôm sú thâm canh của nông hộ đạt lợi nhuận trung bình 345,48 triệu đồng/ha/vụ và doanh thu trung bình là 585,64 triệu đồng/ha/vụ. Nuôi tôm cho năng suất thu hoạch trung bình là 2.875,9 kg/ha/vụ, giá bán trung bình là 204,13 nghìn đồng/kg. Mức hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình nuôi tôm sú khá thấp là 25,29 %. Mức hiệu quả kinh tế có sự chênh lệch giữa các hộ, hộ đạt mức hiệu quả kinh tế cao nhất là 35,60 % và hộ có mức hiệu quả kinh tế thấp nhất chỉ có 2,96 %. Do nông hộ sử dụng chƣa hiệu quả các yếu tố đầu vào, hạn chế trong việc quản lý và do dịch bệnh trên tôm dẫn đến hiệu quả kinh tế khá thấp. Bên cạnh đó, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm và nâng cao những kỹ năng để lựa chọn các yếu tố đầu vào có thể mang lại sự khác biệt lớn về hiệu quả kinh tế giữa các nông hộ. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế trong mô hình là kinh nghiệm sản xuất, tập huấn, diện tích nuôi, thuê lao động, vay vốn sản xuất, vị trí địa lý. Những khó khăn chủ yếu trong quá trình nuôi là do dịch bệnh trên tôm, thời tiết biến đổi thất thƣờng và thiếu vốn sản xuất
Description: 80Tr
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78582
ISSN: B1808193
Appears in Collections:Khoa Phát triển Nông thôn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.52 MBAdobe PDF
Your IP: 3.21.105.21


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.