Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78584
Nhan đề: SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA BA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ QUANG CANH CẢI TIẾN, BÁN THÂM CANH VÀ THÂM CANH Ở TỈNH CÀ MAU VÀ KIÊN GIANG
Tác giả: VÕ, HỒNG TÚ
NGUYỄN, QUỐC TOÀN
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài “So sánh hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh ở tỉnh Cà Mau và Kiên Giang” được thực hiện từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 5 năm 2022. Đề tài được thực hiện dựa trên khảo sát và thu thập số liệu của 242 nông hộ, trong đó có 127 nông hộ ở tỉnh Cà Mau và 115 nông hộ ở tỉnh Kiên Giang. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng sản xuất của ba mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh ở tỉnh Cà Mau và Kiên Giang; Phân tích, so sánh hiệu quả tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nhằm tìm hiểu mô hình nuôi nào đạt hiệu quả hơn. Đề tài sử dụng phương pháp ANOVA để so sánh hiệu quả tài chính của ba mô hình nuôi tôm sú và phân tích hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở tỉnh Cà Mau lợi nhuận trung bình của mô hình quảng canh là 53,12 triệu đồng/ha/vụ, mô hình bán thâm canh lợi nhuận trung bình 124,13 triệu đồng/ha/vụ và mô hình thâm canh có mức lợi nhuận trung bình của nông hộ 162,25 triệu đồng/ha/vụ. Đối với tỉnh Kiên Giang, mô hình quảng canh cho mức lợi nhuận trung bình 45,76 triệu đồng/ha/vụ, mô hình bán thâm canh có mức lợi nhuận trung bình 107,66 triệu đồng/ha/vụ và mô hình thâm canh có mức lợi nhuận trung bình 136,01 triệu đồng/ha/vụ. Kết quả kiểm định ANOVA về ba mô hình ở hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang cho thấy mô hình nuôi tôm thâm canh mang lại hiệu quả tài chính hơn so với hai mô hình quảng canh và bán thâm canh. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nông hộ cũng cho thấy các yếu tố như năng suất thu hoạch, giá bán, diện tích tác động cùng chiều và các yếu tố như kinh nghiệm nuôi, lao động gia đình, thuê lao động, mật độ nuôi tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính của nông hộ. Còn lại yếu tố tập huấn không có tác động ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính ba mô hình của nông hộ.
Mô tả: 81Tr
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78584
ISSN: B1808257
Bộ sưu tập: Khoa Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.69 MBAdobe PDF
Your IP: 13.59.82.60


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.