Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78585
Nhan đề: | PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG |
Tác giả: | VÕ, HỒNG TÚ BẰNG, UYÊN THOA |
Từ khoá: | Phát triển Nông thôn |
Năm xuất bản: | 2022 |
Nhà xuất bản: | Trường Đại Học Cần Thơ |
Tóm tắt: | Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hiện tại được áp dụng và canh tác rất nhiều, đặc biệt là các nông hộ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Song đó vẫn còn một số vấn đề khiến cho hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh chưa đạt mức hiệu quả tối ưu. Từ đó, đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi thẻ chân trắng thâm canh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm: 1) Tìm hiểu thực trạng sản xuất. 2) Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh trên địa bàn nghiên cứu. 3) Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất, đồng thời cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông hộ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 169 nông hộ sản xuất mô hình tôm thẻ chân trắng thâm canh trên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Số liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, đề tài còn sử dụng phương pháp DEA để ước lượng hiệu quả kinh tế của mô hình tôm thẻ chân trắng thâm canh, bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy tương quan để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất của nông hộ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kết hợp với phân tích SWOT từ đó đưa ra giải pháp phát triển mô hình theo hướng bền vững. Kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa 5% so sánh hiệu quả tài chính 4 tỉnh thuộc ĐBSCL trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Cho thấy, tỉnh Sóc Trăng có tổng chi phí và doanh thu có sự khác biệt so với các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Có sự khác biệt cao như vậy là vì Sóc Trăng có tổng chi phí lớn hơn các tỉnh còn lại. Và tổng doanh thu cao do diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, tổng số hộ nuôi và năng suất ở tỉnh Sóc Trăng cao hơn. Bên cạnh đó, tỉnh Sóc Trăng cũng có lợi nhuận không khác biệt ý nghĩa thống kê với 3 tỉnh còn lại vì do tổng chi phí ban đầu lớn nhưng giá đầu ra của tôm thương phẩm trung bình ở Sóc Trăng hơn kém nhau không đáng kể với 3 tỉnh kia dẫn đến lợi nhuận của tỉnh này thấp. Vì vậy lợi nhuận của cả 4 tỉnh chỉ hơn kém nhau chút ít. Kết quả phân tích cho thấy, mức hiệu quả kinh tế trung bình của nông hộ sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh đạt được là 41,6%. Qua kết quả ước lượng mức hiệu quả kinh tế cho thấy nông dân sản xuất tôm thẻ chân trắng thâm canh cần điều chỉnh lại mức sử dụng các yếu tố đầu vào như phân, thuốc, giá giống và ngày công lao động gia đình để giảm chi phí sản xuất. |
Mô tả: | 94Tr |
Định danh: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78585 |
ISSN: | B1808252 |
Bộ sưu tập: | Khoa Phát triển Nông thôn |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
_file_ Giới hạn truy cập | 2.1 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.145.168.68 |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.