Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/79232
Nhan đề: Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của nano bạc tổng hợp sử dụng tác nhân từ dịch chiết lá trứng cá Muntingia calabura
Tác giả: Nguyễn, Điền Trung
Dương, Hiền Minh
Từ khoá: Sư phạm Hóa
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Ngày nay, vật liệu nano kim loại được quan tâm trong nhiều lĩnh vực như y sinh, dẫn thuốc, xử lý nước và nông nghiệp. Trong đó, vật liệu nano bạc (AgNPs) được quan tâm nghiên cứu nhờ vào hoạt tính kháng khuẩn tốt. Các hạt AgNPsđược tổng hợp bằng các phương pháp như phương pháp vật lý, phương pháp hóa học và phương pháp hóa học xanh. Trong đó, phương pháp hóa học xanh được quan tâm nghiên cứu vì quy trình tổng hợp AgNPs đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường so với các phương pháp truyền thống. Trong nghiên cứu hiện tại đã tổng hợp thành công AgNPs sử dụng tác nhân từ dịch chiết lá cây trứng cá Muntingia calabura (M. calabura). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành AgNPs được khảo sát như hàm lượng, nhiệt độ chiết và thời gian chiết bột lá trứng cá. Phenolic acid và flovanoid hiện diện trong dịchchiết có vai trò khử Ag+ và ổn định AgNPs tạo thành. AgNPs tổng hợp được tiến hành xác định các tính chất hóa lý đặc trưng như thành phần pha (nhiễu xạ tia X XRD), sự hiện diện của các nhóm chức (quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier FTIR), hình thái và kích thước hạt AgNPs (kính hiển vi điện tử truyền qua TEM)và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn. Kết quả thu được cho thấy, các yếu tố tốt nhất cho sự tạo thành AgNPs như hàm lượng bột lá 2.0 g/L, chiết ở 30 oC trong 50 min. AgNPs tổng hợp thuần pha, có dạng hình cầu với kích thước 4-48 nm; ức chế tốt vi khuẩn gram dương: Lactobacillus fermenturn (L. fermenturn) và Staphylococcus areus (S. areus) so với vi khuẩn gram âm: Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa) và Salmonella enterica (S. enterica). Nồng độ ức chế 50% (IC50) trên khuẩn S. aureus, L. fermentum, S. enterica và P. aeruginosa lần lượt là 1.57, 1.46, 6.40 và 0.19 pM. Ngoài ra, hàm lượng phenolic acid và flavonoid hiện diện trong dịch chiết ở các điều kiện tốt nhất cũng được định lượng với giá trị lần lượt là 73.6 và 8.9 μg/mL
Mô tả: 52 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/79232
Bộ sưu tập: Khoa Sư phạm

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.33 MBAdobe PDF
Your IP: 3.146.176.112


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.