Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81176
Nhan đề: Thành phần động vật phiêu sinh trong các ao ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Tác giả: Nguyễn, Thị Kim Liên
Huỳnh, Thị Huệ Thư
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sán
Nuôi Trồng Thủy Sán
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là xác định thành phần loài và mật độ của động vật phiêu sinh trong các ao ương cá tra có sử dụng hoặc không sử dụng chế phẩm sinh học (CPSH). Nghiên cứu có tổng cộng 6 ao ương cá tra với 2 nghiệm thức: nghiệm thức đối chứng (NTĐC) và nghiệm thức thí nghiệm (NTTN) (có bổ sung CPSH), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Mẫu định tính và định lượng ĐVPS được thu hàng ngày và thu liên tục trong 8 ngày. Kết quả đã ghi nhận được 42 loài ĐVPS thuộc 4 nhóm, trong đó Rotifera có số loài cao nhất (23 loài), kế đến là Copepoda (10 loài), các nhóm còn lại từ 4-5 loài.Mật độ ĐVPS tăng cao vào 3 ngày đầu ở cả hai nghiệm thức. Mật độ ĐVPS biến động lần lượt là 1.433.619 - 6.477.139 ct/m3 và 767.522- 4.266.540 ct/m3 tương ứng cho NTĐC và NTTN. Tuy nhiên, mật độ ở NTTN được duy trì với thời gian dài hơn đến ngày thứ 5 (1.822.186 ct/m3 ), trong khi ở NTĐC thì mật độ ĐVPS chỉ duy trì mật độ cao đến ngày 3 (6.477.139 ct/m3 ). Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng chế phẩm sinh học giúp duy trì mật độ ĐVPS lâu hơn, kéo dài thời gian để cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho cá tra giai đoạn giống.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định thành phần loài và mật độ của động vật phiêu sinh trong các ao ương cá tra có sử dụng hoặc không sử dụng chế phẩm sinh học (CPSH). Nghiên cứu có tổng cộng 6 ao ương cá tra với 2 nghiệm thức: nghiệm thức đối chứng (NTĐC) và nghiệm thức thí nghiệm (NTTN) (có bổ sung CPSH), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Mẫu định tính và định lượng ĐVPS được thu hàng ngày và thu liên tục trong 8 ngày. Kết quả đã ghi nhận được 42 loài ĐVPS thuộc 4 nhóm, trong đó Rotifera có số loài cao nhất (23 loài), kế đến là Copepoda (10 loài), các nhóm còn lại từ 4-5 loài.Mật độ ĐVPS tăng cao vào 3 ngày đầu ở cả hai nghiệm thức. Mật độ ĐVPS biến động lần lượt là 1.433.619 - 6.477.139 ct/m3 và 767.522- 4.266.540 ct/m3 tương ứng cho NTĐC và NTTN. Tuy nhiên, mật độ ở NTTN được duy trì với thời gian dài hơn đến ngày thứ 5 (1.822.186 ct/m3 ), trong khi ở NTĐC thì mật độ ĐVPS chỉ duy trì mật độ cao đến ngày 3 (6.477.139 ct/m3 ). Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng chế phẩm sinh học giúp duy trì mật độ ĐVPS lâu hơn, kéo dài thời gian để cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho cá tra giai đoạn giống.
Mô tả: 16tr.
16tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81176
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
722.47 kBAdobe PDF
Your IP: 18.117.232.191


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.