Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81611
Nhan đề: Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn trên Google Classroom
Tác giả: Nguyễn, Hải Yến
Huỳnh, Như Ngọc
Từ khoá: Sư phạm Ngữ văn
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt. Một trong số đó là đổi mới định hướng chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang chương trình giáo dục tiếp cận năng lực. Nghĩa là, việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh cần phải gắn vào bối cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của HS để hoàn thành nhiệm vụ, đạt được kết quả mong muốn trong một giai đoạn học tập nhất định. Hoạt động kiểm tra – đánh giá là một trong những khâu quan trọng trong quá trình dạy - học và cốt lõi của hoạt động kiểm tra – đánh giá theo định hướng năng lực là vì sự tiến bộ của học sinh. Để bắt kịp xu hướng đổi mới này, giáo viên đã và đang áp dụng những phương pháp dạy học mới nhằm tích cực hoá vai trò của học sinh. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học phải đi kèm với đổi mới phương pháp kiểm tra – đánh giá thì hoạt động dạy - học mới thật sự có hiệu quả. Luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết : Cung cấp thông tin tổng quan về tình hình nghiên cứu và lí thuyết của kiểm tra – đánh giá kết quả học tập và Google Classroom. Chương 2: Tổ chức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn trên ứng dụng Google Classroom: Tiến hành khảo sát lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về hiện trạng sử dụng Google Classroom trong hoạt động kiểm tra – đánh giá. Đây là cơ sở lí luận quan trọng để nắm bắt xu thế sử dụng Google Classoom nói riêng và công nghệ thông tin nói chung trong hoạt động dạy – học trực tuyến từ đó đưa ra quy trình tổ chức kiểm tra – đánh giá trên Google Classroom. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm: Chương này trình bày kết quả kiểm tra môn Ngữ văn của học sinh lớp 10 qua 04 lượt thực nghiệm trên ứng dụng Google Classroom. Từ kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả, đưa ra kết luận về điểm tích cực và điểm hạn chế của Google Classroom trong hoạt động kiểm tra – đánh giá trực tuyến. Đây có thể coi là chương để kiểm chứng lại cơ sở lí luận đã trình bày ở chương 2, tăng tính khách quan và độ tin cậy cho đề tài nghiên cứu. Trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt. Một trong số đó là đổi mới định hướng chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang chương trình giáo dục tiếp cận năng lực. Nghĩa là, việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh cần phải gắn vào bối cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của HS để hoàn thành nhiệm vụ, đạt được kết quả mong muốn trong một giai đoạn học tập nhất định. Hoạt động kiểm tra – đánh giá là một trong những khâu quan trọng trong quá trình dạy - học và cốt lõi của hoạt động kiểm tra – đánh giá theo định hướng năng lực là vì sự tiến bộ của học sinh. Để bắt kịp xu hướng đổi mới này, giáo viên đã và đang áp dụng những phương pháp dạy học mới nhằm tích cực hoá vai trò của học sinh. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học phải đi kèm với đổi mới phương pháp kiểm tra – đánh giá thì hoạt động dạy - học mới thật sự có hiệu quả. Luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết : Cung cấp thông tin tổng quan về tình hình nghiên cứu và lí thuyết của kiểm tra – đánh giá kết quả học tập và Google Classroom. Chương 2: Tổ chức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn trên ứng dụng Google Classroom: Tiến hành khảo sát lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về hiện trạng sử dụng Google Classroom trong hoạt động kiểm tra – đánh giá. Đây là cơ sở lí luận quan trọng để nắm bắt xu thế sử dụng Google Classoom nói riêng và công nghệ thông tin nói chung trong hoạt động dạy – học trực tuyến từ đó đưa ra quy trình tổ chức kiểm tra – đánh giá trên Google Classroom. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm: Chương này trình bày kết quả kiểm tra môn Ngữ văn của học sinh lớp 10 qua 04 lượt thực nghiệm trên ứng dụng Google Classroom. Từ kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả, đưa ra kết luận về điểm tích cực và điểm hạn chế của Google Classroom trong hoạt động kiểm tra – đánh giá trực tuyến. Đây có thể coi là chương để kiểm chứng lại cơ sở lí luận đã trình bày ở chương 2, tăng tính khách quan và độ tin cậy cho đề tài nghiên cứu. Tóm lại, sự phát triển vượt bậc của CNTT đã có những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của giáo dục. Vì vậy, việc vận dụng các ứng dụng dạy – học trực tuyến trong hoạt động dạy – học nói chung và hoạt động kiểm tra – đánh giá nói riêng được chúng tôi đặc biệt quan tâm và muốn nhân rộng đến các đối tượng trong lĩnh vực giáo dục.
Mô tả: 98 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81611
Bộ sưu tập: Khoa Sư phạm

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
9.47 MBAdobe PDF
Your IP: 18.227.134.45


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.