Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81614
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Hải Yến-
dc.contributor.authorLê, Minh Thi-
dc.date.accessioned2022-09-12T00:52:02Z-
dc.date.available2022-09-12T00:52:02Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.otherB1801068-
dc.identifier.urihttps://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81614-
dc.description132 tr.vi_VN
dc.description.abstractPISA (the Programme for International Student Assessment) là một chương trình đánh giá quốc tế, được thiết kế để đánh giá học sinh về năng lực toán học, khoa học và đọc hiểu. Đối tượng thực hiện bài kiểm tra là học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi sắp kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc ở hầu hết các nước thành viên OECD (Organization for Economic Cooperation and Development). Luận văn Thiết kế đề kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản theo định hướng PISA đề cập đến vấn đề kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản theo định hướng PISA. Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận về Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA, xem xét cách thức PISA đánh giá đọc hiểu văn bản và một số vấn đề về kiểm tra đánh giá trong giáo dục, trên cơ sở đó tiến hành thiết kế một số đề kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của học sinh lớp 9 đối với văn bản nghị luận và văn bản thông tin theo định hướng PISA. Luận văn gồm các phần: Mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung được triển khai thành hai chương: Chương 1. Cơ sở lý thuyết và Chương 2. Thiết kế một số đề kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản theo định hướng PISA: Chương 1. Cơ sở lý thuyết Chương 1 trình bày tóm tắt những nghiên cứu liên quan đến đề tài và làm rõ một số vấn đề lý luận. Trước tiên chương này trình bày tóm tắt các nghiên cứu về đọc hiểu, dạy đọc và kiểm tra đánh giá kĩ năng đọc hiểu; các nghiên cứu về PISA và kiểm tra kĩ năng đọc hiểu theo định hướng PISA. Tiếp theo, chúng tôi trình bày lý thuyết về Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018. Cuối cùng là những nội dung đối sánh về một số phương diện trong đánh giá đọc hiểu của PISA và Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 như: mục tiêu đánh giá, văn bản đọc hiểu, cách thức kiểm tra đánh giá và làm rõ thế nào là kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản theo định hướng PISA. Chương 2. Thiết kế một số đề kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản theo định hướng PISA Chương này trước tiên giới thiệu và phân tích một số đề đọc hiểu mẫu của PISA nhằm cung cấp cái nhìn cụ thể về cấu trúc đề thi, các dạng câu hỏi đọc hiểu của PISA. Tiếp theo, chúng tôi trình bày một số nguyên tắc và thiết lập quy trình thiết kế đề kiểm tra theo định hướng PISA, cuối cùng cung cấp một số đề kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thiết kế theo định hướng PISA đối với văn bản nghị luận và văn bản thông tin.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Cần Thơvi_VN
dc.subjectSư phạm Ngữ vănvi_VN
dc.titleThiết kế đề kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản theo định hướng PISAvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Khoa Sư phạm

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.98 MBAdobe PDF
Your IP: 3.141.35.99


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.