Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81628
Nhan đề: Tìm hiểu các mô hình nuôi giữ cá tự nhiên ở vùng ngập lũ An Giang - Đồng Tháp
Tác giả: Trần, Đắc Đinh
Nguyễn, Huyền Trân
Từ khoá: Quản lý nguồn lọi thủy sản
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu các mô hình nuôi giữ cá tự nhiên mùa lũ ở hai tỉnh An Giang- Đồng Tháp được tiến hành từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022 với mục tiêu tìm hiểu, đánh giá mô hình nuôi từ đó có các đề xuất để bảo vệ và phát triển nguồn lợi tự nhiên và mô hình nuôi cá tự nhiên. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên 30 hộ nuôi trong đó có 15 hộ ở tỉnh An Giang, 15 hộ ở tỉnh Đồng Tháp. Kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ thực hiện mô hình nuôi cá tự nhiên kết hợp ruộng lúa tới 21 hộ chiếm 70% so với mô hình nuôi bè chỉ 9 hộ chiếm 30%. Nguồn cá tự nhiên từ thượng nguồn đổ về đa dạng và phong phú với 20 loài cá. Tổng sản lượng cá thu hoạch ở hai tỉnh đối với mô hình ruộng 7990 kg, mô hình lúa lên đến 13310 kg sản lượng tương đối cao. Lợi nhuận trung bình mà mô hình kết hợp ruộng lúa mang lại khoảng 25 đến 30 triệu đồng trên 1 vụ 1 năm. Đối với mô hình nuôi bè lợi nhuận trung bình lên đến 100.000.000 đồng trên 1 vụ 1 năm. Sản lượng cá thu được 100% sẽ được bán tươi cho các thương lái. Đối với giá bán trung bình hàng năm là từ 87 đến 112 nghìn đồng, hầu hết mức giá trung bình qua các năm vẫn duy trì và không biến động. Khó khăn lớn nhất của người dân là ảnh hưởng của thời tiết khí hậu, nguồn lợi tự nhiên từ mùa lũ ngày càng giảm và giá bán bấp bênh phụ thuộc vào thương lái làm giảm đi lợi nhuận của người dân.
Mô tả: 15tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81628
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
571.94 kBAdobe PDF
Your IP: 18.191.150.231


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.