Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81642
Nhan đề: Thành phần loài cá ở sông cái sắn và đặc điểm sinh học sinh trưởng của cá chốt trắng, (Mystus gulio Hamilton, 1822).
Tác giả: Hà, Phước Hùng
Lý, Thị Trúc Phương
Từ khoá: Quản lý nguồn lọi thủy sản
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu thành phần loài cá ở sông Cái Sắn và đặc điểm sinh học sinh trưởng của cá chốt trắng được thực hiện từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022. Các mẫu cá được thu mua trực tiếp từ các ngư dân đánh bắt bằng lưới chài, lưới giăng, … chợ nơi khu vực khảo sát, mỗi tháng thu 1 lần. Kết quả nghiên cứu đã thu được 31 loài, 9 bộ, 26 họ. Trong đó, bộ Cá vược (Perciformes) có số lượng thành phần loài cao nhất với 14 loài (45%), kế tiếp là bộ Cá da trơn (Siluriformes) chiếm 6 loài (20%), bộ Cá chép (Cypriniformes) chiếm 4 loài (13%), bộ Cá mang liền (Synbranchiformes) chiếm 2 loài (7%), còn lại là bộ Cá thát lát (Osteoglossiformes), bộ Cá mối (Aulopiformes), bộ Cá đối (Mugiliformes), bộ Cá bơn (Pleuronectiformes), bộ Cá lìm kìm (Beloniformes) mỗi bộ chiếm 1 loài (3%). Bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đã xác định được mối quan hệ rất chặt chẽ giữa chiều dài và khối lượng của loài Cá chốt trắng (Mystus gulio) thông qua phương trình về tương quan chiều dài và khối lượng với cá đực (Wđực=0.0615L2.5925 , R 2=0.9534) và cá cái (Wcái=0.0689L2.5518, R2=0.9349). Hệ số điều kiện (CF) của cá giữa các tháng chênh lệch không nhiều dao động từ 0.068%-0.070%.
Mô tả: 16tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81642
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
410.38 kBAdobe PDF
Your IP: 52.14.173.116


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.