Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81840
Nhan đề: Ảnh hưởng của nước phèn và độ mặn lên tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Tác giả: Nguyễn, Thanh Phương
Lâm, Hoàng Đảm
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sán
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước phèn ở các mức pH khác nhau kết hợp với mặn lên một số chỉ tiêu tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống. Cá tra được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 9 nghiệm thức bao gồm 3 mức pH (5,5; 6,5 và 7,5) kết hợp với 3 mức độ mặn (3‰, 6‰ và 9‰) trong thời gian 45 ngày để theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống và FCR. Kết quả cho thấy sau 45 ngày không có sự tương tác của pH và độ mặn lên khối lượng và chiều dài của cá (p>0,05). Khối lượng cá cao nhất ở pH 6,5-3‰ (32,6±1,25 g/con) và chiều dài cá lớn nhất ở pH 7,5-3‰ (15,3±0,31 cm). Xét về ảnh hưởng riêng lẻ của pH thì khối lượng và chiều dài cá ở nhóm pH 6,5 có tốc độ tăng trưởng cao nhất, khác biệt có ý nghĩa so (p<0,05) với pH 5,5 và 7,5. Về độ mặn, nhóm cá ở 3‰ có khối lượng và chiều dài lớn nhất, khác biệt so với độ mặn 9‰. Tốc độ tăng trưởng DWG và SGR ở nghiệm thức 5,5-9‰ tăng trưởng thấp nhất so với các nghiệm thức còn lại. FCR thấp nhất ở pH 6,5-3‰ (1,63) và cao nhất ở pH 5,5-9‰ (2,45). Tỷ lệ sống của cá không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (p>0,05). Nhìn chung, trong môi trường nhiễm phèn nhẹ pH 6,5 và nhiễm mặn nhẹ 3‰ có thể là môi trường thích hợp cho tăng trưởng của cá tra.
Mô tả: 20tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81840
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
373.1 kBAdobe PDF
Your IP: 18.221.136.142


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.