Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81885
Nhan đề: Đánh giá chất lượng nước vùng nuôi tôm nước lợ thâm canh tại Bạc Liêu, Sóc Trăng bằng chỉ thị thực vật nổi
Tác giả: Võ, Nam Sơn
Phan, Yến Nhi
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sán
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tính đa dạng thành phần loài thực vật nổi vùng nuôi tôm nước lợ tại tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Mẫu thực vật nổi được thu ở 29 điểm vào tháng 6 và tháng 9 năm 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố chất lượng nước như DO, BOD5, COD, PO4 3- , TSS không có sự biến động lớn giữa hai đợt khảo sát. Độ mặn ở các điểm thu thuộc tỉnh Cà Mau cao hơn các điểm thu khác, đặc biệt vào đợt 1. Hàm lượng NO3 và TAN ở đợt 1 cao hơn đợt 2 ở hầu hết các điểm thu mẫu. Tổng cộng có 256 loài thực vật nổi được xác định khu vực nghiên cứu. Trong đó tảo khuê có thành phần loài phong phú nhất với 153 loài (58%), kế đến là tảo lục có 55 loài (20%), các ngành khác biến động từ 8-30 loài (3-11%). Số loài thực vật nổi dao động từ 11-45 loài và 16-42 loài lần lượt cho đợt 1 và đợt 2. Thành phần loài thực vật nổi tại các điểm thu ở sông nhánh có xu hướng cao hơn sông chính. Mật độ thực vật nổi biến động từ 1.792-35.750 ct/L cho thấy môi trường nước ở khu vực nghiên cứu có mức độ dinh dưỡng thấp.. Chỉ số đa dạng Shannon-Weiner (H’) biến động lần lượt từ 0,9-2,9 ở đợt 1 và 1-2,8 ở đợt 2 cho thấy thành phần thực vật nổi có tính đa dạng cao.
Mô tả: 24tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81885
ISSN: LV8561,8562/2019
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.74 MBAdobe PDF
Your IP: 3.147.67.16


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.