Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81889
Nhan đề: Khảo sát tình hình bệnh và biện pháp phòng trị bệnh chậm lớn trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei tại tỉnh Cà Mau
Tác giả: Đặng, Thị Hoàng Oanh
Bùi, Ngọc Em
Từ khoá: Bệnh học thủy sản
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài được thực hiện nhằm mục đích khảo sát tôm thẻ chân trắng nuôi tại Cà Mau có dấu hiệu chậm lớn. Kết quả điều tra 20 hộ nuôi tôm ghi nhận 95% hộ nuôi mô hình ao lót bạt và 5% nuôi mô hình ao đất. Mực nước trung bình 1.5±0.19 (m), diện tích nuôi trung bình 7350±2777 (m2 ), mật độ nuôi trung bình 305±137 (com/m2 ), số vụ nuôi trung bình 2±0.62 (vụ /năm), lượng nước thay và bổ sung trung bình 45±0.11%. Nhịp cho ăn 6±0.5 lần/ngày. Nguồn gốc con giống chủ yếu là CP (60%) và Bình Thuận (30%). Người nuôi sử dụng 2 loại kháng sinh phổ biến (là Cefotaxime Oxytetracycline) và 6 loại hóa chất (Bronopol, oxy già, vôi, thuốc tím, và chlorine). Tỉ lệ mắc bệnh ở các ao điều tra cao nhất là bệnh bệnh chậm lớn (48%), kế đến là hoại tử cơ (29%), bệnh phân trắng (WFD) và bệnh gan tụy mỗi dạng chiếm 9%. Kết quả ghi nhận tôm nuôi có những dấu hiệu bệnh lý gồm: (1) ruột yếu thức ăn hoặc ruột rỗng, (2) phân tôm chuyển sang màu vàng hoặc màu trắng. Kết quả quam sát kính phết và PCR không phát hiện vi bào tử trùng EHP.
Mô tả: 14tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81889
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.13 MBAdobe PDF
Your IP: 18.118.12.186


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.