Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/8204
Nhan đề: So sánh hiệu quả gia cường kháng cắt của tấm CFRP trong dầm bê tông cường độ cao ứng suất trước tăng sau =
Nhan đề khác: Comparison in shear-strengthening efficiency of CFRP and GFRP sheets for unbondedpost-tensioned high strength concrete t-beams
Tác giả: Võ, Lê Ngọc Điền
Lương, Nguyễn
Trần, Phi Hổ
Trần, Thanh Dương
Nguyễn, Minh Long
Từ khoá: Chiều dày tấm FRP
Dải FRP liên tục và rời rạc
Tấm GFRP / CFRP
Dầm bê tông căng sau dùng cáp không bám dính
Hiệu quả gia cường kháng cắt
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Xây dựng Việt Nam;Số 4 .- Tr.87-92
Tóm tắt: Bài báo này phân tích và so sánh hiệu quả gia cường kháng cắt của tấm CFRP và GFRP dạng U cho dầm bê tông cường độ cao tiết diện chữ T căng sau dùng cáp không bám dính bằng phương pháp thực nghiệm. Chương trình thực nghiệm được thực hiện trên 6 dầm bê tông kích thước lớn, tiết diện chữ T, căng sau bán phần dùng cáp không bám dính, được gia cường kháng cắt bằng tấm CFRP / GFRP với số lớp tấm thay đổi (1 và 2 lớp) và kiểu gia cường khác nhau (rời rạc và liên tục). Kết quả cho thấy số lớp, kiểu gia cường và loại tấm gia cường chỉ ảnh hưởng nhẹ đến khả năng kháng cắt của dầm nhưng có tác động đáng kể đến biến dạng lớn nhất của tấm gia cường. Mặc dù, độ cứng của tấm CFRP gấp 2.8 lần so với tấm GFRP, nhưng hiệu quả gia cường kháng cắt của tấm CFRP lớn hơn của tấm GFRP không đáng kể, chỉ xấp xỉ 7%. Tấm GFRP/CFRP dạng rời rạc có giá trị biến dạng cuối cùng (lớn nhất) lớn hơn nhiều so với tấm dạng liên tục, xấp xỉ từ 2 đến 2.3 lần đối với tấm CFRP và từ 1.3 đến 1.5 lần đối với tấm GFRP.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/8204
ISSN: 0866-8762
Bộ sưu tập: Xây dựng

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_4.54 MBAdobe PDFXem
Your IP: 13.59.236.101


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.