Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/82368
Nhan đề: Phân lập chất từ cao ethyl acetate của lá cây Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz).
Tác giả: Hà, Thị Kim Quy
Nguyễn, Thị Mỹ Duyên
Từ khoá: Hóa dược
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Cây Cà na có tên khoa học là Elaeocarpus hygrophilus Kurz (E. hygrophilus Kurz), là loài thực vật thuộc họ Côm (Elaeocarpaceae). Cây Cà na là một loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam, quả Cà na được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền có vị chua ngọt, chát, tính ôn, không độc. Theo Y học cổ truyền, nhân gian thường dùng quả Cà na để chữa yết hầu sưng đau, có thể giải được say rượu, nọc cá độc, ho nhiều đờm. Lá cây Cà na (1 kg) được ngâm dầm trong ethanol trong 72 giờ ở nhiệt độ phòng. Sau đó tiến hành lọc và cô quay thu hồi dung môi thu được cao tổng. Sử dụng phương pháp chiết lỏng-lỏng để thực hiện điều chế cao ethyl acetate từ cao tổng. Sau đó tiến hành phân lập cao ethyl acetate bằng 2 phương pháp chiết lỏng-lỏng với dung dịch kiềm và sắc kí cột pha thường. Từ phương pháp sắc kí cột pha thường phân lập được hợp chất là CN01 là Myricitrin (Myricetin 3-O-α-L-rhamnopyranoside). Chất này đã được làm sáng tỏ bởi các dữ liệu phổ nghiệm: 1H-NMR, 13C-NMR và so sánh với một số dữ liệu đã được công bố.
Mô tả: 43 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/82368
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.83 MBAdobe PDF
Your IP: 18.220.43.27


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.