Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/82843
Nhan đề: Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và bảo vệ gan của cao chiết lá xạ đen (Celastrus hindsii).
Tác giả: Đái, Thị Xuân Trang
Huỳnh, Thị Yến Phương
Từ khoá: Hóa dược
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện để khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa và bảo vệ gan của cao chiết lá xạ đen (Celastrus hindsii). Sử dụng phương pháp đo độ hấp thu quang phổ để xác định hàm lượng MDA, GSH trong mô gan chuột. Dựa vào hàm lượng malonyldialdehyde (MDA), glutathione (GSH) để đánh giá khả năng kháng oxy hóa ở phạm vi in vivo của cao chiết lá xạ đen. Xét nghiệm hàm lượng enzyme aspartate aminotransferase (AST) và alanine aminotransferase (ALT) để đánh giá khả năng bảo vệ gan của cao chiết. Ngoài ra, nghiên cứu còn xác định tỷ lệ tương đối gan/cơ thể chuột, mô bệnh học gan. Kết quả cho thấy, hàm lượng MDA, GSH ở nghiệm thức chuột uống CCl4 và điều trị bằng cao chiết liều 400 mg/kg lần lượt là 12,47±0,36 nM MDA/g mô và 613,37±7,73 nM GSH/g mô, tương đương với nghiệm thức điều trị bằng silymarin 16 mg/kg (MDA=11,87±0,45 nM MDA/g mô và GSH=611,52±12,98 nM GSH/g mô). Kết quả xét nghiệm hàm lượng AST, ALT của cao chiết lá xạ đen liều 400 mg/kg lần lượt là 95±11,1 và 98,5±34,4 U/L, không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chuột bình thường (AST=64,1±1,5 và ALT= 87,8±7,7 U/L). Kết quả về hình ảnh đại thể, cấu trúc vi thể, tỷ lệ tương đối gan/cơ thể chuột, khối lượng chuột cũng cho thấy cao chiết lá xạ đen liều 400 mg/kg có khả năng kháng oxy hóa và bảo vệ gan, với hiệu quả tương đương với silymarin liều 16 mg/kg.
Mô tả: 60 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/82843
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.41 MBAdobe PDF
Your IP: 3.137.216.175


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.