Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/83490
Nhan đề: Đặc điểm lâm sàng rối loạn phổ tự kỷ từ 24 - 72 tháng tại thành phố Cần Thơ
Tác giả: Trần, Thiện Thắng
Nguyễn, Minh Phương
Huỳnh, Nguyễn Phương Quang
Phan, Việt Hưng
Võ, Văn Thi
Nguyễn, Văn Tuấn
Từ khoá: Rối loạn phổ tự kỷ
Chậm nói
Sàng lọc trẻ rối loạn phát triển
Năm xuất bản: 2022
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nghiên cứu Y học;Tập 150, Số 02 .- Tr.124-135
Tóm tắt: Rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn phát triển phức tạp và đa dạng về triệu chứng, việc phát hiện sớm rất quan trọng. Nghiên cứu nhằm tìm ra đặc điểm lâm sàng của trẻ dựa trên tiêu chuẩn DSM-5 và thang điểm CARS. Qua 60 trẻ rối loạn phổ tự kỷ từ 24 - 72 tháng ghi nhận: phụ huynh là người phát hiện bất thường đầu tiên (96,7%) qua 2 triệu chứng “chậm nói” (60,0%) và “giảm tiếp xúc mắt” (16,7%) chủ yếu ở giai đoạn 18 - 24 tháng (96,7%), tuổi chẩn đoán trung bình là 31,07 ± 8,3 tháng, với 59,4% trẻ nặng. Nhóm trẻ < 36 tháng khiếm khuyết giao tiếp và tương tác xã hội nhiều nhất, nhóm trẻ 48 - 72 tháng có hành vi, lời nói lặp đi lặp lại nhiều nhất và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm 36 - 48 tháng có điểm CARS cao nhất với 40,24 ± 8,08 và xu hướng giảm dần ở nhóm trẻ lớn hơn. Cần hướng dẫn phụ huynh nhận biết dấu hiệu “giảm tiếp xúc mắt” và “chậm nói” để phát hiện sớm rối loạn, nên sử dụng các triệu chứng đặt trưng theo nhóm tuổi để xây bộ câu hỏi sàng lọc sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/83490
ISSN: 2354-080X
Bộ sưu tập: Nghiên cứu y học (Journal of Medical Research)

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
6.92 MBAdobe PDF
Your IP: 3.21.44.115


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.