Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/83504
Title: Nghiên cứu chế tạo hạt microparticles từ tơ tằm chứa cao chiết ethanol lá Ổi (Psidium guajava L.) và đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa in vitro của các chế phẩm.
Authors: Phạm, Duy Toàn
Nguyễn, Đoàn Xuân Tiến
Keywords: Hóa dược
Issue Date: 2022
Publisher: Đại học Cần Thơ
Abstract: Ổi (Psidium guajava L.) được biết đến là một loại thực vật chứa hàm lượng cao các hợp chất phenolic, đây là những hợp chất chống oxy hóa tự nhiên rất có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, các phân tử này không bền trước tác động của các chất oxy hóa, ánh sáng, nhiệt độ, pH, nước và các hoạt động của enzym. Do đó, ứng dụng công nghệ vi bao trong việc bao gói các hợp chất phenolic nhằm tăng độ ổn định và thời gian sử dụng của chúng là điều cần thiết. Nghiên cứu này nhằm chế tạo hạt microparticles từ tơ tằm chứa cao chiết ethanol lá Ổi và đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của các chế phẩm tạo thành. Đầu tiên, nghiên cứu tiến hành định lượng polyphenol toàn phần (Total polyphenol – TP) trong cao chiết ethanol lá Ổi, kết quả cho thấy hàm lượng TP có trong 1 g cao tương đương với 312,6 mg acid gallic. Khả năng kháng oxy hóa của cao cũng được tiến hành bằng phương pháp sử dụng DPPH với đối chứng dương là vitamin C; cao chiết ethanol lá Ổi và vitamin C cho giá trị IC50 lần lượt là 5,4 µg/mL, 4,2 µg/mL. Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành chế tạo thành công các hạt microparticles fibroin tơ tằm (Silk fibroin microparticles – SFMs) với nồng độ fibroin là 1%/2%/3% và SFMs chứa cao chiết ethanol lá Ổi ở các tỉ lệ TP:SFMs là 1:22/1:44/1:66 về khối lượng, đồng thời đánh giá tính chất lý hóa của chế phẩm bằng phương pháp tán xạ ánh sáng động (Dynamic light scattering – DLS) và phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (Fourier transform infrared spectroscopy – FTIR). Hiệu suất tải TP trong cao chiết lá Ổi của SFMs đạt trên 90% tại tỉ lệ 1:66 TP:SFMs. Kết quả đánh giá phần trăm giải phóng TP từ SFMs chứa cao chiết lá Ổi cho thấy sự phóng thích từ từ của TP trong dung dịch đệm muối phosphat (pH = 7,4) và duy trì trong suốt 210 phút khảo sát. Cuối cùng, khả năng kháng oxy hóa của SFMs tải cao được xác định bằng phương pháp DPPH. Hiệu suất quét gốc tự do DPPH của SFMs chứa cao chiết lá Ổi tại tỉ lệ 1:22/1:44 TP:SFMs đạt 50% sau 180 phút phản ứng với DPPH và tại tỉ lệ 1:66 là 90 phút, điều này khẳng định được rằng cao chiết lá Ổi vẫn giữ được hoạt tính kháng oxy hóa sau khi nạp vào SFMs. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến hoạt tính của cao chiết và đã chứng minh được vai trò của SFMs trong việc bao gói, bảo vệ cao chiết lá Ổi trước yếu tố nhiệt độ. Tóm lại, từ những kết quả trên, nghiên cứu đã thành công trong việc chế tạo hạt microparticles từ tơ tằm chứa cao chiết lá Ổi, chế phẩm không những có kích thước hạt nhỏ, khả năng kháng oxy hóa cao, giải phóng hoạt chất có kiểm soát, mà còn có khả năng tăng độ ổn định của các hợp chất polyphenol trong cao chiết.
Description: 83 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/83504
Appears in Collections:Khoa Khoa học Tự nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.37 MBAdobe PDF
Your IP: 18.191.135.214


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.