Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84083
Nhan đề: PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN NẤM MỐC,TỪ VỎ CAM SÀNH (CITRUS NOBILIS) CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY CELLULOSE
Tác giả: Trần, Thị Giang
Bùi, Bu Til
Đỗ, Tấn Khang
Từ khoá: Công nghệ sinh học
Năm xuất bản: 2022
Tóm tắt: Vỏ cam sành là một trong những rác thải hữu cơ giàu cellulose, khó phân hủy và dễ gây ô nhiễm môi trường đất, nước cũng như không khí. Vì vậy, phân lập và tuyển chọn các dòng nấm mốc có khả năng phân hủy cellulose từ vỏ cam sành vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường là việc làm cần thiết. Ba mươi dòng nấm mốc được phân lập từ 6 mẫu vỏ cam cam ở quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Có 16 dòng có khả năng phân giải CMC, trong đó 3 dòng C1, D4 và D5 với khả năng phân giải lần lượt là 18,67 mm, 18,33 mm và 20,00 mm trong 3 ngày; đồng thời cũng có khả năng phân giải bột giấy trong môi trường đặc với khả năng phân giải lần lượt là 36,67 mm, 33,33 mm và 35,33 mm. Tuy nhiên, chỉ có dòng C1 là có khả năng phân hủy giấy trong môi trường lỏng với hoạt tính enzyme là 0,027 U/mL trong 7 ngày. Trong quá trình khảo sát khả năng phân hủy vỏ cam trong phòng thí nghiệm dòng C1 có khả năng phân hủy 40,65% trọng lượng khô của vỏ cam trong 10 ngày và đạt 78,53% ở ngày thứ 30. Từ khóa: Cam sành, nấm mốc, cellulase, khả năng phân giải, DNS
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84083
Bộ sưu tập: Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.36 MBAdobe PDF
Your IP: 3.144.95.167


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.