Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84096
Nhan đề: PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN NỘI SINH, CÓ KHẢ NĂNG HÒA TAN LÂN TỪ CÂY KHỔ QUA RỪNG, (Momordica charantia L.) Ở TỈNH TRÀ VINH
Tác giả: Trần, Thị Giang
Hoắc, Vĩ Hồng
Từ khoá: Công nghệ sinh học
Năm xuất bản: 2022
Tóm tắt: Từ 7 mẫu rễ cây khổ qua rừng thu được gồm 5 mẫu tại thành phố Trà Vinh (phường 1, phường 2, phường 4 và phường 9, xã Long Đức) và 2 mẫu tại 2 huyện Cầu Kè và Trà Cú thuộc tỉnh Trà Vinh đã phân lập được 38 dòng vi khuẩn nội sinh có sự đa dạng về khuẩn lạc và tế bào. Khảo sát khả năng hòa tan lân của các dòng vi khuẩn trên môi trường NBRIP đặc, lấy chỉ tiêu 3 ngày một lần trong vòng 9 ngày để chọn ra 4 dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân tốt nhất dựa vào chỉ số PSI cụ thể là 4 dòng TC7 (1,80), CK2 (1,92), CK3 (1,92) và TPTV2 (2,00) và tiến hành định lượng lân hòa tan của 4 dòng vi khuẩn. Quá trình định lượng lân hòa tan kéo dài 20 ngày, chỉ tiêu được đo vào ngày 5, ngày 10, ngày 15 và ngày 20. Kết quả định lượng lân hòa tan cho thấy dòng vi khuẩn CK2 và CK3 có khả năng hòa tan lân tốt nhất. Lượng lân hòa tan của các dòng vi khuẩn đạt giá trị cao nhất vào ngày 15, dòng CK2 được lượng lân hòa tan cao nhất đạt 788,49±68,30 mg/L, xếp sau là dòng vi khuẩn CK3 đạt được 745,64±13,81 mg/L, dòng TC7 đạt 647,21±57,70 mg/L và cuối cùng là dòng TPTV2 đạt 349,54±42,60 mg/L. Từ khóa: khổ qua rừng, hòa tan lân, vi khuẩn nội sinh
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84096
Bộ sưu tập: Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.31 MBAdobe PDF
Your IP: 18.116.118.214


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.