Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84108
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA , THỰC KHUẨN THỂ (TS1H, 3A, 23, mix) KẾT HỢP, CAO CHIẾT TỎI (Allium sativum L.) VÀ, CAO CHIẾT RAU MƯƠNG (Ludwigia hyssopifolia), LÊN VI KHUẨN Vibrio spp.
Tác giả: Trương, Thị Bích Vân
Lưu, Đoàn Minh Nhựt
Trần, Văn Bé Năm
Từ khoá: Công nghệ sinh học
Năm xuất bản: 2022
Tóm tắt: Vibrio spp. là nguyên nhân gây ra các bệnh quan trọng cho ngành nuôi tôm như gan tụy cấp, phân trắng, phát sáng…. Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh trên tôm bằng kháng sinh đã để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng như tạo ra các chủng vi sinh vật đa kháng thuốc gây ảnh hưởng môi trường và đặc biệt là sức khoẻ con người. Do đó, việc sử dụng thực khuẩn thể để phòng trị các bệnh do vi khuẩn gây ra được xem là biện pháp sinh học đầy tiềm năng. Ngoài ra, việc sử dụng cao chiết được làm từ thực vật trong tự nhiên như tỏi, rau mương để kháng khuẩn cũng được xem là biện pháp sinh học đầy tiềm năng. Với những hiệu quả trên chính vì vậy, đề tài “Đánh giá tính kháng khuẩn của thực khuẩn thể (TS1H, 3A, 23, mix) kết hợp cao chiết tỏi (Allium sativum L.) và cao chiết rau mương (Ludwigia hyssopifolia) lên vi khuẩn Vibrio spp.” được thực hiện nhằm đánh giá tính kháng khuẩn của hai loại cao chiết có kết hợp thực khuẩn thể đối với vi khuẩn Vibrio spp. bằng cách khảo sát khả năng tạo vòng ức chế vi khuẩn, khả năng xâm nhiễm của thực khuẩn thể và ảnh hưởng của cao chiết, thực khuẩn thể và cao chiết kết hợp thực khuẩn thể lên mật số và hình thái vi khuẩn. Kết quả khảo sát khả năng tạo vòng ức chế vi khuẩn bằng phương pháp khuếch tán qua giếng cho thấy cao chiết tỏi không có tính kháng khuẩn và cao chiết rau mương có tính kháng khuẩn. Do đó, dùng dịch tỏi ép thì cho ra kết quả có khả năng tạo vòng kháng khuẩn. Kết quả khả năng xâm nhiễm thực khuẩn thể lên vi khuẩn cho thấy ở Vibrio sp. TT2VX, ɸTS1H không tạo vết tan và ở Vibrio cholerae, ɸ3A, ɸ23 và ɸmix cũng không tạo vết tan. Trong các nghiệm thức khi cho dịch tỏi ép và cao chiết rau mương vào vi khuẩn Vibrio cholerae đều cho kết quả có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, cao chiết rau mương đã làm giảm rõ mật số vi khuẩn gần ½ so với mật số vi khuẩn của đối chứng. Ngoài ra, trong các nghiệm thức có và không có thực khuẩn thể và cao chiết kết hợp thực khuẩn thể, mật số vi khuẩn của chúng vẫn giảm so với đối chứng. Từ khóa: Vibrio spp., thực khuẩn thể, cao chiết tỏi (Allium sativum L.), cao chiết rau mương (Ludwigia hyssopifolia), Vibrio cholerae
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/84108
Bộ sưu tập: Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.26 MBAdobe PDF
Your IP: 18.218.224.226


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.